Cách nhận biết và điều trị một số bệnh thường gặp ở chim Vẹt

Vẹt vốn được coi là một trong những loài chim cảnh có chỉ số thông minh cao nhất, với có khả năng bắt chước lại lời nói như con người. Có lẽ trong thế giới loài chim, chúng chỉ thua loài quạ thôi. Vì vậy, chúng rất được người chơi yêu thích. Tuy nhiên trong quá trình nuôi chúng, họ gặp không ít rắc rối khi chúng bị nhiễm bệnh. Sau đây, chimcanh.net sẽ giúp bạn giải quyết chúng và đưa ra phương pháp trị liệu tốt nhất nhé!

Cách nhận biết và điều trị một số bệnh thường gặp ở Vẹt

Đặc điểm của chim Vẹt

  • Vẹt có tên khoa học là Psittaciformes. Là loài chim thuộc bộ Psittaciformes, với gần 372 loài trong 86 chi. Chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Bộ vẹt được chia ra làm ba siêu họ: Psittacoidea, Cacatuoidea và Strigopoidea. Loài vẹt thường phân bố khắp miền nhiệt đới với một số loài sinh sống trong vùng ôn đới Nam bán cầu.
  • Vẹt đều có hình dáng và cách sống hao hao giống nhau. Nên mỗi khi chúng ta gặp một loại vẹt, dù mầu sắc và hình dáng lớn nhỏ khác nhau thế nào chăng nữa. Chúng ta đều biết ngay đó là giống vẹt. 
  • Có loại vẹt, chúng sống thành cặp đôi hai con, luôn luôn bên nhau. Cặp trống mái một khi đã thành vợ chồng là chúng không bao giờ xa nhau. Chúng gù gù những câu tâm tình như chim bồ câu. Giọng của chúng lúc đó âm sắc khác biệt như đang rủ rỉ nói với nhau những lời yêu đương nồng thắm. Trong mùa sinh nở, giọng thủ thỉ của chúng vẫn thế nhưng trâm trầm hơn. Và hầu như có sức mạnh khích thích đến sự tăng nở buồng trứng của con cái rất nhiều.

Các bệnh thường gặp ở chim Vẹt và cách chữa trị

Vẹt rất dễ nhiễm nhiều bệnh do vi khuẩn hoặc do virut, hoặc do nấm, ký sinh trùng. Nhiều bệnh dễ lây nhiễm và gây tử vong. Có một vài bệnh đặc trưng cho loài này, còn loài khác lây nhiễm bất cứ bệnh nào.

Bệnh sốt

  • Đây là loại bệnh có triệu chứng: ỉa chảy, viêm màng tiếp hợp, khó thở, có triệu chứng thần kinh, nôn mửa. Bệnh thường gặp nhất vì bệnh này còn lây sang cả người. Tác nhân chính của bệnh là Chlamydophila Psittaci gây bệh đường phổi. Nhiễm trùng thường xảy ra kín đáo và vẹt lúc đó vẫn bình thường, chẩn đoán dựa vào xem phân.
  • Cách chữa dùng Tetracyline trộn vào thức ăn hoặc pha nước uống trong thời gian 30-45 ngày

Bệnh trực khuẩn

  • Khi vẹt có biểu hiện nôn nước, ỉa chảy, gầy rộc, chán ăn. Rối loạn thần kinh, run rảy, vẹo cổ, thiếu đồng bộ các động tác. Rối loạn sinh sản vô sinh, trứng bé, vỏ mỏng. Thì Vẹt của bạn có thể nhiễm và bệnh này tiến triển dưới dạng cấp tính hoặc dạng mãn tính. Vi khuẩn có thể trực tiếp gây nhiễm trùng trong noãn và sau khi đẻ gây ra tử vong.
  • Việc chẩn đoán bệnh này cần phải được phân lập được mầm bệnh, sau đó dùng kháng sinh

Bệnh lao giả

  • Tác nhân là vi khuẩn Yersinia psendotubescu-losis. Vẹt mắc bệnh lông xù dựng, tiến triển bệnh nhanh. Vẹt nhiễm bệnh chết trong vòng 3-5 ngày, nếu Vẹt đang ấp sẽ bỏ ấp.
  • Bệnh này có thể xác định chắc chắn nếu mổ tử thi các con chết, lách chim to, gan và lách có nhiều chấm trắng nhỏ, khá cứng, gan có thể đen và chim bị sung huyết màng phổi. Câc bệnh phẩm cho phép xác định được chủng gây bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp. Hãy chuyển chim bệnh sang lồng riêng biệt tránh tiếp xúc với các con khác vì bệnh này rất hay lây.
  • Trong vòng 10 ngày, dùng Chloramphenicol, Micolicine, pha 12 giọt/60ml nước, hoặc 5ml thuốc cho 1 litte. Tốt nhất điều chế mỗi lần 50ml. Hoặc dùng Baytril 10% loại dung dịch pha 1ml cho 1 litte nước.

Bệnh về dạ dày, diều chim

  • Tác nhân gây bệnh là khuẩn “megabacterium” cư trú ở các tuyến trong diều chim. Và làm hỏng trầm trọng chức năng dạ dày, vấn đề ăn không dính đến. Nhưng chim bị gầy mòn dần phân có những hạt không tiêu hoá.
  • Dùng thuốc Amphote’ricine B theo đường miệng tối thiểu 10 ngày

Hội chứng sưng tuyến diều

Đó là 1 bệnh do virut gây ra liệt từ từ diều và xâm nhập vào thần kinh. Vẹt mắc bệnh ưa trớ và không tiêu hoá được, những hạt thấy ở phân. Bệnh này không có cách chữa ngoài cách cho ăn thức ăn lỏng và chất lượng. Theo dõi xem có nhiễm trùng thứ cấp không

Bệnh Pacheco

  • Khi Vẹt mắc các triệu chứng: ủ rũ, phân màu vàng, chết nhanh mà không rõ triệu chứng. Thì có thể chúng mắc bệnh Pacheco rồi đấy. Đây là một trong những bệnh đáng sợ nhất. Do virut herpes gây nên những thương tổn ở gan làm chim chết trong vài ngày. Bệnh này có thể liên quan đến việc nhập chim bị bệnh.
  • Có thể dùng Acyclovit giảm lây bệnh nhưng nếu chim bị nhiễm bệnh rồi thì vô ích.

Bệnh Polyomavirut

  • Đó là bệnh do virut, những vẹt non thường mắc trước khi bố mẹ thôi cho ăn. Vẹt có các triệu chứng như diều không thoát khí, ủ rũ, chán ăn, xuất huyết dưới da. Bệnh này có thể nhận thấy qua phân, dịch nhày mũi và ở bụi lông. Bụi lông có thể làm ô nhiễm nước và thức ăn, chim bố mẹ thường mang virut rồi truyền bệnh cho con.
  • Chỉ có tiêm Vacxin phòng. Sau khi xác định chim đã mắc bệnh này phải cách ly và không cho sin sản. Sau 90-120 ngày kiểm tra lại.

Bệnh đậu mùa

  • Do virut Poxvirut, thường lây nhiễm do muỗi, côn trùng đốt, triệu chứng: đau mắt, có màng bạch hàu ở đường hô hấp, nhiễm trùng thứ cấp.
  • Điều trị dùng kháng sinh có phổ rộng để chống nhiễm trùng thứ cấp, không có hiệu quả với virut.

Bệnh nấm

  • Gây nên do các loại nấm khác nhau, đó là những tác nhân gây bệnh do cho ăn kém hoặc do điều trị kháng sinh kéo dài
    Bệnh nấm nặng nhất là nấm Aspergillose. Vẹt có triệu chứng như khó thở, ho và có tiếng rít như còi. Mỏ mở và khép bất thường, chim trông héo hắt từ từ
  • Chẩn đoán bệnh này bằng thử máu, nội soi, cấy mô. Điều trị dùng thuốc kháng nấm Antimucosique như Fluconajole, Ketoconajol… Cho thuốc theo dạng xông xịt, ngoài ra dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng

Với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể tự nuôi cho mình một chú chim Vẹt khỏe mạnh rồi đó. Và chimcanh.net chúc các bạn thành công!

About Trần Nhung

Check Also

Vẹt đầu hồng là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc giúp mau lớn, khỏe mạnh

Thú nuôi vẹt hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến, bởi lẽ loài …

2 comments

  1. Chào ad ạ. Em có nuôi 1 con Caique đầu đen 4 tháng tuổi. Đang vẫn cho ăn thưa bột,đã biết ăn hạt và trái cây này nọ. Hôm qua mới tắm cho em nó xong. Tối vẫn bình thường nhưng sáng nay lại nôn hết bột ra. Vừa rồi cho ăn thì ăn được nửa cũng nôn hết bột ra. Giờ em nên làm gì ạ.

  2. Chào ad giúp e với ạh. E mới nuôi1 con vẹt giống uyên ương được 6 ngày. Sáng nay thời tiết Hà nội mưa ẩm ướt cho vẹt ăn thì nó ăn ít hơn thường ngày mắt lơ mơ ngủ hay giật mình thỉnh thoảng run vẹt mới được 2 tháng thôi ạh

Trả lời