Kinh nghiệm chăm sóc chim bồ câu non khỏe mạnh lớn nhanh

Khi chim bồ câu non mới nở ra, một số con chưa biết đòi ăn hoặc do chim mẹ đang tiếp tục đẻ trứng nên quên mớm mồi cho chim con. Lúc này do con đông chim bố có thể không bón đầy đủ cho tất cả các con. Để đảm bảo cho các con chim lớn đồng đều nhau nên bón bổ sung thêm cho những con còn bị đói. Con chim khi ghép vào còn bé, quá trình chưa biết đòi ăn thì diều bé, nếu cứ bỏ đói không để ý kĩ sẽ gây ra hiện tượng còi cọc con chim và có thể gây chết chim.

        Kĩ thuật chăm sóc chim bồ câu non sau ghép ổ

Chuồng nuôi chim Bồ Câu non

Theo các chuyên gia nuôi chim cảnh thì chuồng nuôi chim bồ câu cần có độ thông thoáng, tránh được tiếng ồn, tiếng chó sủa, có độ cao vừa phải. Thông thường chuồng nuôi chim có độ cao từ 2-3m đảm bảo độ sạch sẽ và thông thoáng cho chim. Chuồng nuôi cần được thiết kế đảm bảo đủ ánh sáng để chim mẹ có thể ấp trứng tốt. Kích thước ô chuồng nên là: rộng 50cm, dài 60 cm, cao 50 cm. Trong mỗi ô chuồng có đầy đủ các thiết bị nuôi như là máng ăn, máng uống, ổ đẻ.

Ổ để chim đẻ trứng và ấp trứng có thể dùng 1 cái rổ nhựa đường kính 20 cm, chiều cao 5 cm. Khi chim ấp phải có 1 lớp rơm khô sạch lót ở dưới để cho chim đẻ và ấp trứng ở đó.

Chế độ dinh dưỡng cho chim bồ câu

Thức ăn được lựa chọn là loại cám gà có hàm lượng protein cao. Chim bồ câu mới nở chưa ăn được thức ăn khô nên khi cho chim ăn cần chế biến để cám gà hơi lỏng, độ loãng gần với dạng thức ăn mà chim bố mớm cho chúng. Cám gà sau khi chế biến được cho vào chai được thiết kế để dễ đưa vào diều chim non, dùng chai nhựa 350ml đục nắp rồi cắm 1 ống nhỏ vào giữa hoặc có thể dùng ống xi lanh bơm thức ăn cho chim. 

Khi chim non mới sinh ra, lúc đầu nên cho uống nước khoảng 2 tiếng sau đó dùng vitamin C hòa với đường glucozo cho uống và cho uống liên tục 3-5 ngày. 

Việc bón hỗ trợ cho chim nên tiến hành sau khi ghép hay đưa vào cho chim bố mẹ nuôi khoảng 1 ngày. Đồng thời với việc hỗ trợ cho chim non cũng nên tăng cường dinh dưỡng cho chim bồ câu bố mẹ. Lúc này cho chim ăn tăng khẩu phần, tăng số bữa lên như vậy chúng sẽ đủ sức tiết sữa và chăm con. Chim bố mẹ nuôi con thì khẩu phần thức ăn cơ sở đòi hỏi cao hơn, đặc biệt là protein đạt khoảng 14-15%, với công thức khuyến cáo là: ngô 40% + 60% cám viên C64.

Sau 2 tuần nên cho chim non ăn dặm vào buổi sáng. Nhờ cho chim non ăn dặm, chim bố mẹ đỡ mất sức và chim non mau lớn đồng thời không bị ảnh hưởng đến sức khỏe của chim mẹ để đẻ lứa kế tiếp.

Xem thêm: Cách ghép cặp cho bồ câu sinh sản

Biện pháp phòng bệnh cho chim bồ câu

Trong quá trình phòng bệnh cho chim bồ câu ngoài biện pháp phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tức là trong khẩu phần thức ăn phải đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và các nguyên tố khoáng thì còn phải dùng thêm một số các yếu tố như sau:

  • Bổ sung định kỳ các nguyên tố vi lương, đặc biệt là vitamin vào trong khẩu phần thức ăn.
  • Sử dụng vắc xin để phòng bệnh cho bồ câu. Ví dụ có thể dùng vắc xin phòng bệnh đậu, bệnh Newcastle; vắc xin phòng bệnh viêm đường hô hấp như viêm thanh phế quản truyền nhiễm hoặc viêm phế quản truyền nhiễm.

Chăm sóc chim bồ câu non tốt sẽ giúp những chim non phát triển khỏe mạnh đồng đều, hơn nữa lại giúp chim bố mẹ có thời gian ấp trứng, làm ổ cho những lần đẻ tiếp theo. Chúc các bạn thành công!

About Phạm Huyền

Check Also

Chim Bồ Câu: Đặc điểm, chọn giống, cách nuôi và phòng bệnh cho bồ câu

Ai cũng biết chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình, với bản tính …

Trả lời