Cách chọn chim chào mào bổi cực chuẩn cho người mới

Chào mào là một trong những loại chim cảnh được rất nhiều người yêu thích và săn đón bởi vẻ đẹp mỹ miều và giọng hót đặc trưng ít loài chim nào sánh kịp. Tuy nhiên, để chọn được một chú chim chào mào bổi đẹp, hót hay thì không phải ai cũng biết, đặc biệt là với những người mới chơi chim cảnh. Trong bài viết dưới đây, Chimcanh.net sẽ giới thiệu tới bạn cách chọn chim mào bổi cực chuẩn. Hy vọng qua bài viết của chúng tôi, bạn sẽ tự chọn cho mình được một chú chim chào mào bổi ưng ý nhất.

1. Cách chọn chim chào mào bổi dựa theo ngoại hình

Cách chọn chim chào mào bổi cực chuẩn cho người mới
Cách chọn chim chào mào bổi cực chuẩn cho người mới

Đây chính là cách chọn chào mào bổi được nhiều người áp dụng, có tính chính xác nhất. Các bạn hãy dựa vào các tiêu chí bên dưới để chọn ra chú chim chào mào bổi tốt nhất nhé.

Xem thêm: Cách nuôi chim chào mào nữ hoàng đúng kỹ thuật dành cho người mới

1.1 Đầu và mào của chim chào mào bổi

Đặc điểm đầu tiên trong cách chọn chim chào mào bổi hay chính là các bạn nên chọn những chú chim chào mào bổi có đầu to. Những con chim chào mào bổi đầu to là những con chim khoẻ mạnh, có sức sống tốt và thi đấu sung.

Sau khi chọn được một chú chào mào bổi đầu to, hãy tập trung quan sát gốc mào của chim. Chim chào mào bổi có gốc mào dày là điều kiện lý tưởng để bạn chọn. Bạn tuyệt đối không chọn những con chào mào bổi có gốc mào khuyết hay gãy.

Cách chọn chim chào mào bổi cực chuẩn cho người mới

Dựa vào phần mào và đầu chim chào mào bổi để chọn được một chú chim hoàn hảo

Bạn có thể tham khảo mào của một số loại chim chào mào bổi phổ biến dưới đây:

Mào đinh: Là chim chào mào bổi có mào chóp nhọn và thẳng đứng. Những chú chim chào mào bổi kiểu này mang vẻ ngoài khá đĩnh đạc và uy nghi. Đây cũng là dòng chim chào mào bổi hay hót và mai mỏ.

Mào tê giác: Loài mào này giống như sừng của tê giác. Đây là dấu hiệu của một chú chim chào mào bổi thi đấu rất dữ dằn. Giá của loại chim chào mào bổi này khá cao so với các loại chào mào khác.

Mào cui: Là loại chào mào bổi có mào ngắn, gốc mào dày. Chú chào mào bổi có ngoại hình như trên thường khá lỳ lợm, có khả năng thi đấu bền bỉ.

Mào lân: Là những chú chào mào bổi sở hữu mào cong, chĩa về phía trước giống như sừng của con kỳ lân rất đẹp mắt.

1.2 Mỏ chim chào mào bổi rộng và to

Cách chọn chim chào mào bổi cực chuẩn cho người mới

Hay lựa chọn những chú chim chào mào bổi có gốc to, miệng rộng

Một trong những cách chọn chim chào mào bổi hiệu quả nữa chính là bạn nên quan sát mỏ chim chào mào bổi. Làm thế nào để chọn được con chim chào mào bổi hót hay, siêng mỏ thì bạn nên chú ý điểm sau.

Lựa chọn những chú chào mào bổi có gốc to, miệng chim rộng. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến những con chim chào mào bổi có mỏ ngắn, mỏng. Theo kinh nghiệm của những người chơi chim cảnh lâu năm thì đây là những con chim chào mào bổi rất siêng hót. Đặc biệt khi bạn mang đi thi đấu, những chú chim chào mào bổi này hót rất to, giọng hót uy lực.

1.3 Tách chim chào mào bổi to lớn và xệ

Tách là một trong những điểm nhấn không thể thiếu đối với chim chào mào bổi. Ít người biết rằng tách càng dữ tợn thì chú chào mào bổi càng dễ làm cho “đối thủ” sợ hãi.

Bạn nên lựa chọn những chú chào mào bổi có tách to và xệ. Rất nhiều người bỏ qua chi tiết này khi chọn mua chào mào bổi. Tuy nhiên, theo chúng tôi, bạn không nên bỏ qua cách chọn chào mào bổi cực hay này.

1.4 Chân chim chào mào bổi cao và to

Cách chọn chim chào mào bổi cực chuẩn cho người mới

Chim chào mào bổi có chân cao, to thường nhanh nhẹn, thường xuyên bay nhảy

Chân chào mào bổi là phần bạn cần lựa chọn một cách kỹ lưỡng. Cặp chân của chào mào bổi sẽ quyết định chú chim đó có khỏe mạnh hay không. Nếu chọn nhầm những con chào mào bổi chân yếu thì khả năng thi đấu không cao.

Chim chào mào bổi có cặp chân cao, to sẽ nhanh nhẹn, thường xuyên bay nhảy. Khi thi đấu, những chú chào mào bổi này sẽ dũng mãnh hơn rất nhiều so với đồng loại có chân yếu.

1.5 Hầu và yếm chào mào bổi

Phần hầu của chào mào bổi được tính từ gốc mỏ xuống dưới cổ chim. Hầu chào mào bổi giúp tô thêm vẻ đẹp, tăng nét oai vệ cho chú chim. Bên cạnh đó, hầu và yết chim còn báo hiệu khả năng bền bỉ và tính cách của chào mào bổi có dữ hay không.

Những chú chào mào bổi có hầu to sẽ có nét bền và giọng hót tốt. Bạn hãy chú ý từ xương cổ của chào mào bổi đưa ra làm phần hầu căng to. những chú chào mào bổi có hầu nhỏ sẽ có giọng đội, nhỏ nhưng vang và đanh.

Phần yếm của chào mào bổi cũng giúp tô thêm vẻ đẹp cho chào mào. Đặc biệt, những chú chào mào bổi có phần yếm cân đối và sâu xuống hai bên thì con chào mào bổi rất đẹp. Một số người hay chọn chào mào bổi có yếm màu đen đậm và dày.

1.5 Cơ thể chào mào bổi thon dài

Bạn nên chọn những chú chào mào bổi có cơ thể thon và dài. Bộ lông chim ôm vào thân hình, không xù xì, có độ bóng và mượt mà nhất định. Những chú chào mào bổi sở hữu thân hình thon gọn thường là những chú chào mào bổi hoạt bát và nhanh nhẹn.

1.6 Đuôi chim chào mào bổi ngắn

Cách chọn chim chào mào bổi cực chuẩn cho người mới

Những chú chim chào mào bổi sở hữu bản đuôi to khi thi đấu sẽ không có độ linh hoạt

Thông thường những chú chim chào mào bổi có đuôi dài sẽ gây thiện cảm hơn cho người mua và nuôi chim. Tuy nhiên, những chú chim chào mào bổi sở hữu bản đuôi to khi thi đấu sẽ không có độ linh hoạt. Ngược lại, chim chào mào bổi có đuôi ngắn thi đấu tốt hơn, linh hoạt hơn.

1.7 Phần cánh chim chào mào bổi

Cách chọn chim chào mào bổi cực chuẩn cho người mới

Phần cánh sẽ giúp chim chào mào bổi bay lượn, bung cách dọa đối thủ

Một trong những cách chọn chim chào mào bổi hay nữa đó chính là chú ý lựa chọn phần cánh chim. Cánh chim chào mào bổi được xem là một trong những bộ phận quan trọng nhất của chim. Phần cánh sẽ giúp chim chào mào bổi bay lượn, bung cách dọa đối thủ khi thi đấu.

Muốn chọn được chim chào mào bổi có cánh đẹp, hãy chú ý tới những chú chim chào mào bổi có cánh không được xếp chéo vào nhau. Đôi cánh của chim chào mào bổi không được dài quá phao câu. Nếu bạn chọn được con chim chào mào bổi nào có cánh vai dang rộng và đuôi xệ chạm vào cầu là hoàn hảo nhất.

Cách chọn chim Chào mào khi nghe giọng

Cách chọn chim chào mào bổi cực chuẩn cho người mới

Cách chọn chim Chào mào khi nghe giọng khá chính xác

Yếu tố thứ 2 để chọn chim chào mào bổi tốt nhất đó chính là nghe giọng hót của chim. Các bạn cần lưu ý những điều sau:

Giọng Rao: Chim chào mào bổi hót giọng thường nhật, hót đều đều để thỏa cái bản năng trời phú cho chim . Rao là khi chim đứng một mình, tâm cảnh nô nức, nó đứng thẳng vươn cổ ra hót. Chim chào mào bổi rao càng nhiều thì là càng siêng. Giọng rao năng phải to, khỏe, có độ vang, đều đặn và chuyển đổi âm điệu luyến láy.

Giọng Whitch: Là tiếng chim chào mào bổi kêu – nó whitch để gọi bầy, chỉ có 2 hoặc 3 âm tiết. Chim chào mào bổi whitch nhiều thì không tốt, tuy nhiên khi treo trong rừng nghe tiếng whitch của chim chào mào bổi vang lên cũng cảm giác run người.

Giọng Sổ: Đây là giọng hót đấu, là giọng rao nhưng cáu kỉnh, ngắn nhưng đanh hơn giọng rao của chim chào mào bổi. Giọng sổ phải to, gắt, đổi đảo liên tục thì mới tốt. Khi con chim chào mào bổi sung nó đang rao mà có con khác xen vào là nó chuyển qua giọng sổ.

Giọng Chẻ: Khi chim chào mào bổi sung tột bậc thì chúng sẽ ré lên, chẻ là tiếng sổ quíu. Tiếng chẻ uy thế thì phải gắt, dài, âm phải thanh và vang.

Giọng Rọt: Đây cũng là tiếng kêu lúc chim chào mào bổi phấn khích. Rọt là chuỗi âm có biên độ ngắn, nhanh được phát ra từ họng của con chim chào mào bổi. Khi rọt thì chim chào mào bổi ko há mỏ mà chỉ rung rung 2 mỏ cho âm bật ra.

Giọng Nẹt: Đây là tiếng whet mạnh, đanh, có khi chỉ có một âm, có khi có đến 4-5 âm. Chú chim chào mào bổi nẹt là để quát đối thủ, trấn át đối thủ.

Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ tới bạn những cách chọn chim mào bổi cực chuẩn để có được một chú chim khỏe mạnh, hót hay, sung sức. Hy vọng, qua bài viết, các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để chọn cho mình được một chú chim mào bổi tốt nhất.

About Đỗ Hà

Check Also

Cách nuôi chim chào mào Trung Mang dáng đẹp, hót hay đúng kỹ thuật

Làm thế nào để nuôi chim chào mào Trung Mang dáng đẹp, siêng hót, hót …