Cách nuôi và chăm sóc chim chào mào lửa căng lửa, siêng hót “nhàn tênh”

Chim chào mào lửa sở hữu vẻ đẹp khác biệt, vô cùng độc lạ với bộ lông màu đỏ rực mà không một giống chim nào có. Màu lông của chim còn tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn và tài lộc chính vì thế chào mào lửa đang ngày càng trở nên quý hiếm và khó tìm. Trong bài viết hôm nay, Chimcanh.net sẽ chia sẻ với bạn đọc cách chăm sóc loài chim độc đáo này.

Cách nuôi và chăm sóc chim chào mào lửa
Chim chào mào lửa sở hữu bộ lông màu đỏ rực vô cùng đặc biệt

1. Đặc điểm của chim chào mào lửa

Chào mào lửa có kích thước nhỏ, chỉ dài khoảng 21 đến 23cm. Điểm tạo nên dấu ấn riêng cho chúng chính là ở bộ lông màu đỏ rực rỡ và có cái mào như chiếc mũ ở trên đầu.

Người chơi chim sẽ dễ dàng phân biệt chào mào đực và cái với nhau dựa vào màu sắc lông. Với chim đực thì chúng có phần lông trên mặt màu đen. Còn với chim cái, phần lông này sẽ có màu xám.

Xem thêm: Cách nuôi chim chào mào Trung Mang dáng đẹp, hót hay đúng kỹ thuật

Chào mào lửa đực thường có tính chiếm lãnh thổ cao, đánh dấu lãnh thổ của mình bằng giọng hót kinh điển khiến những con chim xung quanh phải sợ hãi.

Giống chim này sinh sản 2 hoặc 3 lần trong mùa. Mỗi đợt sinh sản con cái đẻ từ 3-4 trứng, sau khi trứng nở, thì cả chim bố và chim mẹ đều thay nhau chăm sóc chim non cho tới khi chim non rời tổ.

Cách nuôi và chăm sóc chim chào mào lửa
Chim chào mào lửa đang ngày càng trở nên quý hiếm và khó tìm

2. Tập tính của chim chào mào lửa

Chim Chào mào lửa được tìm thấy chủ yếu ở miền đông nam Hoa Kỳ. Dần dần, do tập tính dễ thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau nên chúng đã mở rộng lãnh thổ xa hơn về miền nam Canada, phía đông Hoa Kỳ, phía Nam đến Mexico…

Chim thích sinh sống trong những bụi cây, vườn hoa và đầm lầy. Tại Việt Nam loài chim này rất hiếm bởi chúng có màu sắc đặc biệt cùng giọng hót vô cùng dũng mãnh mà không loài chim nào sánh được.

Cách nuôi và chăm sóc chim chào mào lửa
Huấn luyện chim chào mào lửa để chim quen với bạn, không còn sợ hãi mỗi khi bạn đến gần

3. Cách nuôi và chăm sóc chim chào mào lửa

Để có thể nuôi được những chú chim chào mào lửa khỏe mạnh, siêng hót thì bạn cần phải nắm được đúng kỹ thuật cần thiết dưới đây.

3.1. Chế độ dinh dưỡng cho chim chào mào lửa

Để quá trình chăm sóc chim chào mào lửa được dễ dàng, người nuôi hãy chọn nuôi chim từ khi chúng còn nhỏ. Chăm sóc một con chim non mặc dù hơi khó khăn tuy nhiên quá trình huấn luyện chúng lại đơn giản và dễ dàng hơn.

Thời gian đầu khi mới sinh ra, bạn nên cho chào mào ăn gạo sống. Gạo chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên sẽ giúp chim sinh trưởng và lớn nhanh hơn.

Người nuôi cũng cần lưu ý, nếu cho chim ăn gạo sống thì cần phải ngâm nước trước để khi ăn gạo được mềm. Cẩn thận hơn thì bạn sẽ cho chim ăn tấm để chim dễ hấp thu hơn.

Cứ khoảng 02 tiếng bạn sẽ cho chim ăn 1 lần. Cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày để chim không bị no quá làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng.

Chim chào mào là giống chim ưa thích sạch sẽ, nên sau khi cho ăn xong người nuôi cần dùng khăn lau sơ mỏ, chân và lông cho chim. Đồng thời dọn khay ăn và lồng sạch sẽ.

Khẩu phần ăn hằng ngày bên cạnh các loại ngũ cốc bạn cũng cần cho chim ăn thêm hoa quả trái cây. Một số loại tốt cho chào mào như chuối, cam, dâu tây, nho, cà rốt…

Và một loại thực phẩn không thể thiếu cho dòng chim này đó là thức ăn tươi từ sâu gạo, giun, hay các loài côn trùng tươi sống…. Tuy nhiên, mỗi tuần bạn chỉ cho ăn một lần để bổ sung thêm dinh dưỡng.

Cách nuôi và chăm sóc chim chào mào lửa
Để chào mào lửa khỏe mạnh bạn cần cho chim ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý

3.2. Tắm rửa cho chim chào mào lửa

Chào mào lửa cũng như nhiều giống chim khác, chúng thích được tắm mát và tắm nắng. Thời gian tắm rửa và nghỉ ngơi là vô cùng quan trọng đối với chim này. Nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp chim tránh bị stress, nhờ đó khỏe mạnh và ít bị bệnh hơn.

Mùa hè bạn có thể cho chim phơi năng trong khoảng thời gian: sáng 7 giờ đến 10 giờ, chiều từ 3 giờ đến 5 giờ tùy theo nắng gắt hay không thì bạn điều chỉnh cho hợp lý. Bạn cần chú ý không phơi chim quá sớm vào trời rét sẽ khiến chim bị ốm.

Về tắm nước cho chim thì 1 tuần bạn cần tắm cho chim 2 lần, mùa đông sẽ dựa vào thời tiết để tắm. Sử dụng sữa tắm chuyên dụng hoạc nước muối nhạt để tắm cho chim, phòng ngừa rận mạt cho chúng.

3.3. Tập lực cho chim chào mào lửa

Đây là công việc quan trọng và cần phải làm thường xuyên để tạo lửa cho chim. 1 tuần bạn cần cho chim tập 2 lần. Nên tập từ sáng tới trưa để chim quen với việc này.

Tập lực cho chim chào mào lửa là bạn sẽ cho chim chào mào lửa vận động xung quanh, bay qua bay lại, hoặc bay lên bay xuống trong tầm kiểm soát của bạn. Trải qua những bài tập như thế sẽ giúp thân hình chim nở nang, cứng cáp, chim dẻo dai, bền sức hơn rất nhiều.

3.4. Huấn luyện giọng hót cho chim

Khi chim chào mào lửa đến tuổi thi đấu thì chủ nhân nên đem chim đi tới các cuộc thi để chim được tiếp thu tiếng hót tư những con chim khác. Điều này sẽ khiến chú chim chào mào của bạn hăng hơn, căng lửa, tự tập hót nhiều hơn.

Dần dần, chào mào sẽ biết cách tự tập dượt, xung mãn hơn rất nhiều. Thường sau 2 – 3 mùa thay lông và tập dượt thì chim sẽ siêng hót, sành sỏi và hót hay hơn. Lúc này bạn có thể được tận hưởng giọng hót của chim rồi.

Trên đây là cách nuôi và chăm sóc chim chào mào lửa mà chúng mình muốn chia sẻ tới các bạn. Những kỹ thuật này khá đơn giản, dễ thực hiện lại mang tới hiệu quả cao. Bạn đọc hãy tham khảo và áp dụng nhé. Chimcanh.net hy vọng bạn sẽ thành công và huấn luyện được những chú chim chào mào lửa khỏe mạnh, căng lửa nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo của website.

About Đỗ Hà

Check Also

Cách nuôi chim chào mào Trung Mang dáng đẹp, hót hay đúng kỹ thuật

Làm thế nào để nuôi chim chào mào Trung Mang dáng đẹp, siêng hót, hót …