Cách thuần dưỡng chim cu bổi nhanh dạn người chỉ sau một tháng

Giống như bất kì loài chim khác, chim cu gáy khi mới bẫy về thường rất sợ hãi và nhát người. Vậy làm thế nào để thuần chim hiệu quả và nhanh chóng, cùng tìm hiểu một số kinh nghiệm sau đây.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Cu gáy bổi đơn giản

Việc đầu tiên cần làm là cắt lông 8 cọng cánh tính từ ngoài vào nhằm 2 mục đích nhằm hạn chế chim mới về bay nhảy mạnh va đập vào lồng đau, chảy máu ảnh hưởng đến sức khỏe và cắt đi để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra cầm chim trên tay bị tuột hoặc cửa lồng không may bị rớt, không chắc chắn sẽ bị tuột mất chim rất phí. Tiếp theo cắt ngắn đuôi cho chim đỡ cọ sát vào đáy lồng, không cắt cũng tự gãy nhưng chim sẽ đau khi va chạm. 

Lồng chim bổi cu gáy

Trước 1 con bổi mới bẫy về thì nhiều người hay nhốt vào những lồng nhỏ hoặc thậm chí ép luôn vào những lồng bẫy, như thế rất hại chim. 1 con chim bổi mới về còn nhát và giãy nhiều nên nếu cho vào lồng có kích thước nhỏ chim sẽ có thể bị gãy mỏ, xước chân, rụng lông…ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển và luyện chim sau này. Vì vậy bổi mới về phải thả vào trong lồng to cho chim bay nhảy thỏa chí. Lưu ý lồng phải sát đất để có phần làm khay đựng phân. 

Thức ăn cho chim cu gáy bổi

Nguyên liệu chính chim mới về là chủ yếu ở rừng thường có những hoa tre tựa như hạt thóc, chim sẽ dễ ăn. Và loại thức ăn đặc biệt duy nhất nữa là hạt mần ri có thể rải ra đáy lồng để phòng trường hợp chim mới về chưa quen ăn thóc, ăn ngô thì có thể ăn hạt rừng đã quen từ trước.

Chim mới về nên đặt lồng sát đất rắc thóc, bắp kê, mè đen, đậu xanh…ra đắt cho chim tự ăn lại không phải đút. 

Làm thế nào chim nhanh dạn?

Nên đặt lồng chim mái ngay cạnh lồng chim bổi để chim đỡ nhát hơn, giảm bớt sợ giãy giũa của chim. Nhà phải nuôi ít nhất từ 2-3 con chim, có chim mái càng tốt thì khi chim nghe có con này gáy sẽ gáy theo và có thể nhìn thấy đồng loại sẽ đỡ sợ và lạ lẫm hơn.

Để từ 3-4 ngày thấy chim ăn mạnh được thì có thể tách ra để lồng chim ở nơi có nhiều người qua lại. Chim mới về lông thường tối, đen xuống do bị thiếu chất, thiếu ánh sáng không được phơi nắng nhiều.

Nếu chim nhát quá thì để gần người trong vòng 2 tháng còn con nào không nhát, thấy đứng lồng thì chỉ cần sau 1 tháng có thể chuyển sang lồng nhỏ có cọng đựng nước, còn thức ăn rải ra khay cẩn thận hơn.

Lưu ý khi chuyển sang lồng bẫy hoặc lồng tập đất luôn thì đối với lồng đất chỉ cần chuẩn bị 1 cóng nước duy nhất, còn đồ ăn thì đặt 1 cục đá có mặt phẳng ngang ở giữa lồng, cho nắm thóc lên đó chim sẽ tự mổ ăn được. Còn với lồng bẫy cho cóng thức ăn và cóng nước nhỏ vừa đủ cho 1 ngày, cứ thế 1 tháng chỉ cần động đến chim khoảng 15 ngày hoặc ít hơn thì chim sẽ nhanh dạn. 

Việc thuần chim nhanh hay không phụ thuộc vào từng con và cả cách chăm sóc của chính bạn. Quan trọng là phải thật kiên trì với con chim của mình. Chúc các bạn thành công!

Chimcanh.net

About Phạm Huyền

Check Also

Kĩ thuật nuôi và chăm sóc chim cu gáy non mau lớn khỏe mạnh

Chim cu gáy nên được nuôi ngay từ khi chúng còn nhỏ (đang mọc lông …

Trả lời