Kinh nghiệm nuôi và chăm sóc chim cu gáy đơn giản hiệu quả nhất

Không chỉ là một loại chim cảnh đơn thuần, chim cu gáy còn được biết đến như một loại thú cưng không thể thiếu trong nhiều gia đình. Kỹ thuật nuôi chim cu gáy không hề đơn giản chút nào, từ khâu chọn giống đến việc chăm sóc và huấn luyện nên cần sự kiên nhẫn mới tạo ra được những chú chim khỏe mạnh, gáy hay. Dưới đây là cách nuôi chim cu gáy mà bất cứ người mới chơi nào cũng nên biết.

Kỹ thuật nuôi chim Cu gáy đơn giản nhất

Cách chọn giống chim Cu gáy

Chim cu gáy nên được nuôi từ lúc bé để việc chăm sóc và huấn luyện cho chim dễ dàng hơn. Vậy nên, nếu bạn tìm được một ổ chim cu non, chưa biết bay và còn lông tơ hay chỉ mới mọc sơ sơ một chút lông ống thì quá tuyệt vời. Còn không bạn cũng có thể mua từ người khác nhưng chỉ chọn những con chưa mọc hoặc mới mọc cườm thôi nhé.

Nuôi chim cu gáy non để tiện chăm sóc và huấn luyện

1. Cách cho chim ăn

Theo bản năng, chim cu con sẽ rúc vào miệng chim mẹ để tìm thức ăn. Vậy nên, bạn có thể nhai gạo cho vụn, sau đó kề miệng chim cu con vào miệng của bạn để mớm mồi cho nó. Ban đầu, do chưa quen, bạn có thể sẽ hơi e dè một chút, nhưng dần dần sẽ thấy việc choc him ăn rất thú vị.

Lưu ý là khi cho ăn, bạn nên để chim cu gáy đậu trên mu bàn tay hoặc cánh tay, tránh để trong lòng bàn tay vì mồ hôi của bạn thường chứa chất thải độc sẽ gây hại cho chân chim, nặng còn có thể gây ra bại liệt.

2. Cách bảo vệ và làm thân với chim

Như chúng ta đều biết, chim nhốt lồng kị nhất là mèo và chuột. Do đó, bạn nên treo lồng chim ở chỗ cao, tránh xa sự tiếp xúc với mèo, chuột và treo ở nơi có ít người qua lại để chim được yên tĩnh và không bị động làm giật mình.

Cách làm thân với chim cu gáy trong quá trình nuôi

Để tiếp cận và làm thân với chim cu gáy ngay từ lúc nhỏ, bạn chỉ cần thả cho nó vài hạt vừng hay ngô mỗi khi đến cạnh bên lồng. Làm nhiều lần như vậy sẽ tạo cho nó cảm giác gần gũi, an toàn và có thói quen muốn tìm cách đến bên bạn. Nhưng bạn tuyệt đối không được thả nó ra vì lúc đã tập vỗ cánh được vài hôm là chim hoàn toàn có khả năng bay cao và bay xa.

Cách tập gáy cho chim cu

Giai đoạn cườm bắt đầu mọc, mỗi khi đến bên lồng, bạn nên tiến hành tập gáy cho chim cu bằng cách phát âm ‘cục cu, cục cu’ như tiếng chim gù, càng ngày càng nhanh và hối thúc hơn. Ban đầu khi mới tập, chim có thể tỏ ra né tránh bạn nhưng sau một thời gian thì nó sẽ sung hơn, thậm chí là còn gù lại với bạn nữa đấy.

Đây chính là bí quyết để chim cu có thể tập được giọng gù hay và chất lượng. Tập gáy cho chim cần sự kiên trì và tập luyện thường xuyên

Ngoài ra, trong quá trình tập luyện, bạn nên lưu ý một số vấn đều sau

– Không nên tập gáy tiếng ‘cục cu cu cu’ vì tiếng gù khi khách vào nhà nghe sẽ hay hơn.

– Vừa tập gù cho chim, bạn có thể vừa gật gật đầu hoặc dùng tay đưa lên đưa xuống trước mặt nó như thể hai chú chim cu đang gù với nhau.

– Sau mỗi lần tập gù, bạn có thể thưởng cho chim cu một vài hạt vừng hay ngô để kích thích chú chim có hứng thú tập luyện hơn.

Cách bổ sung thêm khoáng chất tự nhiên cho chim

Cách nuôi chim cu gáy hiệu quả không phải là lúc nào bạn cũng nhốt nó ở trong nhà, thay vào đó, khi chim đã lớn dần lên, thỉnh thoảng, bạn nên mang chim cu ra phơi nắng để cơ thể nó cứng cáp hơn. Mặt khác, khi cho ăn, bạn nên rải thức ăn ra đất để chim cu ăn cả một chút đất nữa giúp bổ sung thêm khoáng chất tự nhiên mà cơ thể đang thiếu.

 

Rải thức ăn trên đất giúp chim bổ sung khoáng chất tự nhiên

Cách rèn luyện để chim bạo dạn hơn

Lúc nhỏ, loài chim cảnh này còn e dè và nhút nhát, bạn nên hạn chế việc cho nó tiếp xúc với người lạ để không bị giật mình hay sợ hãi. Tuy nhiên, khi chim cu đã cứng cáp và sung lửa hơn thì bạn nên cho nó làm quen dần với thế giới bên ngoài. Tốt nhất là treo lồng chim ở nơi có nhiều người ra vào như sân hay cửa.

Cách phòng bệnh cho chim Cu gáy

Chim cu gáy dễ mắc bệnh do các yếu tố ảnh hưởng tới thể trạng, sức đề kháng như thức ăn không phù hợp, không đảm bảo hoặc thời tiết thay đổi, giao mùa. Trong đó, có 3 bệnh mà chim cu gáy dễ mắc phải nhất:

  1. Bệnh đau mắt

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là chim hay dũi cánh vào mắt, đầu 2 cánh bị ướt và khiến mắt chim dễ nhiễm trùng hơn. Lúc này, bạn hãy áp dụng những cách sau để điều trị cho chim:

  • Lấy nước quả mướp đắng nhỏ vào mắt cho chim 3 lần mỗi ngày, mỗi lần vài giọt, hoặc bạn cho chim ăn quả mướp đắng cũng được.
  • Nhỏ nước cốt chanh vào mắt chim tương tự như nước mướp đắng cũng có thể giúp chim khỏi đau mắt.

2. Bệnh tiêu chảy

Chim đi phân lỏng, phân sống và ít di chuyển, lúc này bạn hãy mua thuốc ở hiệu thuốc thú y về cho chúng uống. Lưu ý nói rõ biểu hiện và triệu chứng của chim. Hoặc bạn có thể sử dụng thuốc Berberin của người để chữa tiêu chảy cho cu gáy, liều dùng chỉ nửa viên hoà tan cho chim uống đến khi không còn tiêu chảy thì ngừng.

3. Bệnh hạt đậu

Bệnh này khó chữa hơn so với 2 bệnh trên. Biểu hiện chính là những nốt tròn, to bằng hạt đậu nổi trên thân chim, trong có chất dịch như bã đậu. Lúc này cũng cần bạn phải tham khảo ý kiến của thú y và thực hiện theo đúng yêu cầu của bác sĩ.

Mặc dù cách nuôi chim cu gáy không hề đơn giản chút nào bởi người chơi phải biết cách chọn giống và chăm sóc trong suốt quá trình nó sinh trưởng và phát triển, nhưng chắc rằng với những hướng dẫn chi tiết trên đây, bất cứ người chơi chim nào cũng có thể tự nuôi cho mình một loại chim cảnh này.

Chimcanh.net

About Phạm Huyền

Check Also

Kĩ thuật nuôi và chăm sóc chim cu gáy non mau lớn khỏe mạnh

Chim cu gáy nên được nuôi ngay từ khi chúng còn nhỏ (đang mọc lông …

Trả lời