Chim Vàng anh nổi tiếng về độ “lâu hót” và rất bướng bỉnh. Sau khi một thời gian dài bỏ công chăm sóc, những chú chim của bạn bỗng thuần hơn, biết hót. Bạn sẽ thấy công sức mình xứng đáng. Bài viết dưới đây, chimcanh.net chia sẻ cho bạn kỹ thuật nuôi chim Vàng anh chuẩn và chi tiết. Nếu kết hợp với sự kiên trì, chắc chắn chú chim của bạn sẽ phát triển mạnh và hót hay.
Đặc điểm của chim Vàng Anh
Nơi cư trú
- Chim Vàng anh hay còn gọi là hoàng anh có tên khoa học là Oriolus oriolus. Là loài chim di cư, về mùa hè nó di cư đến khu vực châu Âu và miền tây châu Á. Mùa đông thì di cư đến khu vực nhiệt đới.
- Ở Việt Nam hiện nay có bốn loài chim vàng anh đó là: Vàng anh gáy đen, Vàng anh đầu đen, Vàng anh mỏ mảnh, Vàng anh đỏ. Ở nước ta, loài chim này tập trung nhiều nhất ở rừng miền Trung, miền Đông Nam bộ.
- Vàng anh thường đậu trên các cây cao lá sớm rụng trong các khu vực đồng ruộng gần cánh rừng, hoặc vườn cây ăn quả hay công viên.
Đặc điểm hình thái
- Vàng anh là những loài chim cảnh biết hót rất giỏi, có kích cỡ trung bình. Chúng có mỏ tương đối khỏe và nhọn, các chân và các ngón tương đối ngắn nhưng khỏe.
- Vàng anh có 16 giọng hót được phân khúc rất đặc sắc và hai giọng hót ru khi chúng nuôi con.
- Chúng sẽ làm tổ trên các chạc cây và đẻ từ 3 đến 6 trứng. Thức ăn chủ yếu của chúng là những loài côn trùng và quả mà chúng tìm được trên các tán lá.
Cách phân biệt chim trống, chim mái và chim non
- Chim trống: có màu sắc lòe loẹt với các màu tương phản. Phần lớn các loài có màu vàng tươi với các vết đen sắc nét trên đầu, cánh hay đuôi. Chim trống của vài loài ở Đông Nam Á có màu đen hay đỏ.
- Chim mái: nói chung có màu tương tự như chim trống với phần bên trên của cơ thể nói chung có màu hơi xanh lục. Tuy nhiên, phần bụng thường tươi hơn. Vì thế, chim mái về tổng thể có màu ít tương phản hơn và ít rõ nét.
- Chim non: có bộ lông màu sắc tương tự như chim mái, nhưng phần lớn có thêm các sọc vằn bổ sung.
Kỹ thuật nuôi chim Vàng anh
- Kỹ thuật nuôi chim Vàng anh thành công hay không thì trước tiên bạn phải thực sự kiên trì. Bởi vì đã nói ngay từ đầu, đây là loài chim tương đối nhút nhát. Nên trong quá trình thuần hóa loài chim này sẽ hơi cực nhọc đó. Để bạn không mất quá nhiều thời gian thuần hóa thì bạn hãy lựa chọn chim nhỏ để nuôi. Thời gian thuần chúng sẽ nhanh hơn là những con chim đã già sẽ rất khó thuần đó.
- Vàng anh là loài ưa thích môi trường sống là rừng thưa nhưng luôn sống tại các tầng cao. Vì thế mặc dù có bộ lông sặc sỡ nhưng ít khi người ta nhìn thấy chúng. Thời gian đầu tiên khi mới mua chim Vàng anh về. Bạn không nên cho chúng tiếp xúc quá nhiều với người lạ. Hãy để chim quen dần dần rồi bạn mới đưa chim ra ngoài.
Cách chăm sóc chim Vàng Anh
Thức ăn cho Vàng anh
Thức ăn của chim Vàng anh rất đơn giản, các bạn có thể chế biến công thức như sau:
- Nguyên liệu: 0,5kg cám loại tốt cho gà con ăn, 3 lạng bột đậu xanh, 15 lòng đỏ trứng, 3 lạng bột tôm sông
- Cách chế biến: Nấu chín đậu xanh, lòng đỏ trứng, troonhj đều tất cả các nguyên liệu và vo thành viên nhỏ.
Tùy theo từng mùa, chế dộ ăn của Vàng Anh sẽ có sự thay đổi.
- Vào mùa đông cần tăng thêm lòng đỏ tôm và bột trứng giúp chim tăng cường sức đề kháng. Mỗi ngày cho ăn một miếng cà chua là được. Đối với chim thay lông nên gia tăng hoa quả và côn trùng.
- Vào mùa hè cho chim ăn thêm dâu tây, chuối, dâu ta, các loại quả mọng nhiều nước. Cho ăn hàng ngày, mỗi ngày một ít.
Lồng nuôi chim
- Lồng nuôi vàng anh nên chọn nơi thoáng khí, sạch sẽ. Luôn có sẵn đầy đủ nước uống và các nan lồng được sơn chống ẩm mốc.
- Lồng chim bạn cũng nên được đặt ở nơi yên tĩnh, nhiều bóng cây xanh. Để vàng anh tĩnh tâm khi bị nuôi nhốt.
- Vấn đề vệ sinh lồng cần quan tâm nhiều, khi vệ sinh lồng bạn cũng cần cẩn thận, tỉ mỉ. Tránh làm cho vàng anh hoảng sợ bay loạn xạ trong lồng. Gây ra thương tích trên mình chúng.
Với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể tự nuôi cho mình một chú chim Vàng Anh rồi đó. Và chimcanh.net chúc các bạn thành công!