Vẹt là loài chim cảnh có màu sắc kiêu sa, rực rỡ như một nữ hoàng tuyệt mĩ. Giọng bắt chước vô cùng điêu luyện nên chúng được người chơi ưu tiên cho vào danh sách loài thuộc top được ưa thích nhất. Nếu là chuyên gia về chim cảnh, bạn sẽ biết việc nuôi đã khó việc dạy Vẹt nói còn khó hơn. Vậy bí quyết ở đây là gì? Thì sau đây chimcanh.net sẽ giúp bạn có phương pháp nuôi và chăm sóc chúng hiệu quả chi tiết nhất nhé!
Đặc điểm của Vẹt
Nơi cư trú
Vẹt có tên khoa học là Psittaciformes. Là loài chim thuộc bộ Psittaciformes, với gần 372 loài trong 86 chi. Chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Bộ vẹt được chia ra làm ba siêu họ: Psittacoidea, Cacatuoidea và Strigopoidea. Loài vẹt thường phân bố khắp miền nhiệt đới với một số loài sinh sống trong vùng ôn đới Nam bán cầu.
Đặc điểm hình thái
- Vẹt thường sống thành cặp, luôn luôn bên nhau. Cặp trống mái một khi đã thành vợ chồng là chúng không bao giờ xa nhau.
- Chúng gù gù những câu tâm tình như chim bồ câu. Giọng của chúng lúc đó âm sắc khác biệt như đang rủ rỉ nói với nhau những lời yêu đương nồng thắm.
- Trong mùa sinh nở, giọng thủ thỉ của chúng vẫn thế nhưng trâm trầm hơn. Và hầu như có sức mạnh khích thích đến sự tăng nở buồng trứng của con cái rất nhiều.
Cách chọn giống chim Vẹt tốt
Chọn vẹt bằng cách phân biệt trống mái.
- Hình thức bên ngoài có thể dễ dàng nhận dạng giới tính của chúng khi vẹt đã mọc đầy đủ lông. Vẹt còn quá non có thể không rõ bằng.
- Mỏ trên của con trống có màu đỏ tươi như ót, mỏ dưới xám đen, càng lớn càng đen.
- Mỏ của vẹt mái thì trên dưới như nhau, đều có màu xám đen cả.
Chọn vẹt bằng cách phân biệt chim non với chim trưởng thành.
- Khi chim đã đầy đủ lông cánh và bay được thì khá khó phân biệt độ tuổi. Có hai yếu tố cơ bản ở tất cả họ hàng nhà vẹt khiến ta phân định được con chim này đã trưởng thành hay chưa.
- Mắt: đồng tử mắt vẹt thu nhỏ dần theo độ tuổi. Do vậy, nếu thấy một con vẹt có lòng đen đầy đặn toàn bộ mắt thì đó là con vẹt còn non. Càng lớn, lòng đen con mắt của chúng càng thu nhỏ lại, xuất hiện vòng tròn lòng trắng mắt bên ngoài.
- Mỏ và chân: phân biệt mỏ và chân chim sần sùi tự nhiên do độ tuổi với một loại bệnh nấm sừng làm sần sùi các bộ phận này.
- Như vậy, nếu mỏ chim óng mượt không có vết rạn, không gồ ghề, da chân chim mềm mại, không có vảy sừng trắng dựng lên thì đó là con vẹt còn nhỏ tuổi. Với đặc điểm đó kết hợp với cách nuôi dạy chuẩn, bạn sẽ sở hữu một chú Vẹt to khỏe, thông minh.
Lồng nuôi chim Vẹt
- Loại lồng được sử dụng cho vẹt là các lồng làm bằng kim loại. Loại này bền, sạch, tiện dụng trong việc làm vệ sinh lồng chim.
- Nếu bạn chỉ nuôi đơn lẻ 1 con chim thì lồng có kích cỡ 30cm x 30cm là phù hợp. Hoặc một chiếc lồng tròn có đường kính 30cm.
- Nếu bạn nuôi một đôi chim thì cần có 1 chiếc lồng rộng hơn. Vì còn để cho chim sinh sản và nuôi con trong đó. Loại lồng vồng 40cm x 40cm hoặc lồng chữ nhật 35cm x 50cm cũng rất tốt.
- Trong lồng chim, ngoài hai thứ bắt buộc phải có gồm cóng nước và cóng thức ăn, bạn cần có cầu đậu cho chim. Nên đặt 2 cầu so le để chim có thể thoải mái leo trèo. Kèm theo đó 1 đến 2 cóng nhỏ đựng các thức ăn phụ trợ. Bạn treo thêm vào lồng chim 1 miếng mai mực.
- Tổ sinh sản của chim không quá cầu kì, thường được đóng bằng gỗ mỏng. Nhưng phải đủ khả năng chịu được cái mỏ khỏe của chung. Kích thức khoảng 15cm x 20cm, có khoét một lỗ tròn làm cửa ra vào cho chim.
Cách cho Vẹt ăn
- Hàng ngày vào buổi sáng, hoặc buổi chiều. Vào một giờ nhất định nào đó thuận tiện trong ngày. Bạn hãy lấy một lát cà rốt, dưa chuột, hay táo, lê, mận… tươi ngon. Cầm chúm ở các đầu ngón tay, nhẹ nhàng chìa tới bên những chú vẹt.
- Vừa mời ăn, vừa nói những lời âu yếm nhẹ nhàng. Tránh đột ngột, tránh to tiếng khiến vẹt hoảng sợ. Khi vẹt chịu lấy thức ăn, nhẹ nhàng rụt tay lại, tiếp tục đứng yên nói một vài lời âu yếm. Tuy không hiểu lời nói, nhưng cử chỉ, thái độ dịu dàng của bạn vẹt cảm nhận rất rõ, và điều này khiến nó yên tâm.
Cách tắm cho Vẹt
Vẹt thường không có thói quen tắm đẫm nước, nhưng cũng rất sạch sẽ. Vì thế hãy chuẩn bị 1 bình xịt nước dạng phun sương. Hãy cho chúng tắm bằng cách xịt nước 2 ngày một lần vào mùa hè và mỗi khi nắng vào mùa đông.
Phòng ngừa bệnh Thương hàn ở Vẹt
Nguyên nhân bệnh
- Một số chủng vi khuẩn thương hàn mà ở vẹt thường gặp là: salmonella tiphimurium, salmonella enteritidis sẽ gây bệnh thương hàn.
- Trong bệnh thương hàn còn có sự phối hợp cửa trực khuẩn escherichia coli có sẵn trong đường tiêu hóa của vẹt. Các loài vi khuẩn trên có thể tồn tại trong điều kiện ẩm ướt, thiếu ánh sáng mặt trời. Vi khuẩn cũng có trong nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm.
Biểu hiện bệnh
- Chim thường đứng ủ rũ, ăn kém hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, sau đó ỉa lỏng.
- Phân có màu trắng vàng, trắng xanh, có mùi tanh, đôi khi có lẫn máu.
Cách điều trị
- Có thể sử dụng 1 trong các thuốc sau đây để điều trị: Pha 2g Esb3/lít nước, cho chim uống liên tục 3 đến 4 ngày. Dùng 100mg Oxytetracyclin/kg thể trọng của chim, thuốc có thể pha nước cho uống.
- Trộn với thức ăn cho ăn hoặc tiêm bắp thịt, thuốc dùng liên tục 3 đến 4 ngày.
- Khi phát hiện chim bệnh cần cách ly điều trị kịp thời, đồng thời cũng dùng 1 trong các loại thuốc trên điều trị cho những chim đã nhốt chung lồng với chim ốm, vì những chim này có thể đã bị nhiễm mầm bệnh.
- Thực hiện vệ sinh, tẩy uế và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, các loại khoáng và các vitamin nhằm tăng sức đề kháng cho chim.
Với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể tự nuôi cho mình một chú chim Vẹt rồi đó. Và chimcanh.net chúc các bạn thành công!