Vẹt đầu hồng là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc giúp mau lớn, khỏe mạnh

Thú nuôi vẹt hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến, bởi lẽ loài này khá dễ nuôi và chúng rất thông minh. Ngoài sở hữu ngoại hình đẹp, vẹt đầu hồng còn bắt chước tiếng người rất giỏi. Chúng có thể học được mọi ngôn ngữ khác nhau. Trong bài viết hôm nay, Chimcanh.net sẽ chia sẻ đến bạn vẹt đầu hồng là vẹt gì? Cách chăm sóc tại nhà hiệu quả. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.

1. Vẹt đầu hồng là vẹt gì?

Vẹt đầu hồng là loại vẹt sở hữu vẻ đẹp nổi bật và ấn tượng. Vẹt có kích cỡ tầm trung không quá to hay quá nhỏ. Loài vẹt này đang được lựa chọn để trở thành vật cưng được chăm sóc tại nhà rất nhiều.

Ưu điểm của loài vẹt đó là đòi hỏi ít thời gian chăm sóc của chủ nhân. Tuy nhiên chủ nhân vẫn cần phải có sự tương tác thường xuyên để vẹt có thể duy trì và hòa nhập với xã hội.

1.1. Nguồn gốc của vẹt

Vẹt đầu hồng có nguồn gốc từ các nước Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh,… Chúng sinh sống chủ yếu ở khu vực có rừng, nơi chúng biến nhiều cây cối thành môi trường sống của chúng.

Mặc dù vẹt đầu hồng đang dần mất đi môi trường sống nhưng chúng vẫn đang phát triển rất mạnh. Loài này không bị liệt vào danh sách những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Vẹt đầu hồng là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc chuẩn nhất
Vẹt đầu hồng là giống vẹt rất thông minh, ngoại hình đẹp, gần gũi với chủ nhân

1.2. Tính cách của vẹt

Vẹt đầu hồng được đánh giá là loài chim khá hiền lành, chúng rất hòa đồng và sống tình cảm với chủ nhân. So với các loài chim khác chúng ngoan hiền, ông ầm ĩ. Vì thế chúng sẽ là sự chọn tốt cho những căn hộ gia đình sống ở khu vực đông dân cư, chung cư cao tầng.

Vẹt khá dễ trong việc huấn luyện, khi cho vẹt ăn bạn có thể đưa bằng tay cho chúng. Cách huấn luyện này sẽ giúp chim gắn bó bền chặt với chủ nhân, từ đó trở nên thân thiết hơn.

Ở giai đoạn dậy thì của vẹt bạn cần phải đặc biệt quan tâm tới chúng. Giai đoạn này hoàn toàn liên quan đến hormone. Hằng ngày khi được chủ nhân đối xử thân mật, chúng sẽ không thấy buồn chán, trở nên vui tươi và tinh nghịch hơn.

Xem thêm: Vẹt Lùn là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc chuẩn kỹ thuật

1.3. Giọng nói và tiếng hót

Vẹt đầu hồng nếu được huấn luyện tốt chúng sẽ có khả năng nói tốt, đặc biệt là đối với con đực. Thời điểm học nói thích hợp là từ 6 – 8 tháng và cũng có thể sớm hơn một chút. Giai đoạn này vẹt sẽ khá dễ bắt chước sự mạch lạc của chủ. Vẹt luôn sẵn sàng giao tiếp và bắt chước chủ của mình. Tuy nhiên không phải con vẹt nào cũng có được tài năng này, ở một số con chúng cũng không có được khả năng nói tốt.

1.4. Màu sắc và ngoại hình

Vẹt đầu hồng là một loại lưỡng hình nên khá dễ dàng có thể phân biệt được đâu là con đực và con cái. Lông của cả con đực và con cái đều có màu xanh lục. Các sắc thái khác nhau giữa con đực và con cái sẽ xuất hiện ở ngực, bụng, lưng, cánh.

Những con đực phần đầu sẽ có màu đỏ tía, viền bởi vòng đen quanh cổ. Còn con cái sẽ có lông màu xám xanh trên đầu, không có sọc đen ở cổ.

Vẹt đầu hồng là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc chuẩn nhất
Vẹt ngực hồng khá thích hợp nuôi tại các hộ gia đình bởi chúng không quá ồn ào

2. Cách nuôi và chăm sóc vẹt đầu hồng chuẩn nhất

Chăm sóc vẹt đầu hồng không quá phức tạp nhưng bạn vẫn cần chuẩn bị có mình kinh nghiệm nhất định.

2.1. Không gian sống có vẹt

Vì là loài vẹt có đuôi dài nên chiếc lồng nuôi cần phải có kích thước lớn. Yêu cầu về kích cỡ tối thiểu của vẹt phải đạt kích thước 60cm – 90cm, chiều cao là 90cm. Khoảng cách giữa các thanh nan không được quá 1.3cm. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải chuẩn bị thêm cho vẹt một phòng tập thể dục lớn để vui chơi.

Trong quá trình chăm sóc tại nhà bạn cũng cần chuẩn bị cho vẹt một khoảng thời gian được thoải mái bên ngoài lồng. Chúng sẽ thấy thú vị và thích thú hơn nữa khi bạn nói chuyện và tương tác với chúng. Trong trường hợp vẹt không được tương tác hằng ngày chú chim sẽ trở nên nhút nhát và hoang dã trở lại.

2.2. Chăm sóc sức khỏe cho vẹt

Vẹt đầu hồng được đánh giá là giống vẹt khỏe mạnh, cứng cáp. Tuy nhiên nếu phải chịu trong điều kiện ẩm ướt và lạnh giá chúng sẽ có thể mắc một số bệnh về gia cầm:

Một số căn bệnh mà vẹt đầu hồng có thể gặp phải như:

– Bệnh nấm ở đường hô hấp

– Bệnh viêm phổi

– Bệnh sốt vẹt do vi khuẩn chlamydia gây ra

– Bệnh ký sinh trùng đơn bào gây tử vong

– Bệnh viêm da,…

Vẹt đầu hồng là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc chuẩn nhất
Thường xuyên cho vẹt đầu hồng thi thăm khám bác sĩ, tiêm phòng đầy đủ

2.3. Chế độ ăn uống

Ở môi trường hoang dã vẹt sẽ chủ yếu ăn các loại trái cây, hạt. Còn trong điều kiện nuôi nhốt, bạn sẽ cho vẹt ăn hỗn hợp hạt và thức ăn viên chất lượng cao. Những thực phẩm cần phải được bổ sung đầy đủ hằng ngày, đa dạng để đảm bảo đủ chất cho chim.

Ngoài ra bạn cũng nên cho vẹt ăn thêm các loại rau mầm, lá xanh, quả mọng,…

2.4. Tập thể dục cho vẹt

Trong tự nhiên giống vẹt đầu hồng này rất năng động, thích tung tăng bay lượn. Bởi thế trong điều kiện nuôi nhốt bạn vẫn cần đảm bảo cho chúng có không gian để vui chơi và luyện tập. Trung bình mỗi ngày những chú vẹt cần phải được chơi ngoài lồng tối thiểu khoảng 3 đến 4 giờ mỗi ngày.

Không gian vui chơi cần phải được an toàn, dưới sự giám sát của bạn. Khoảng thời gian này rất tốt cho vẹt bởi sẽ giúp chúng luôn khỏe mạnh và tăng sự tương tác đối với xã hội.

Vẹt đầu hồng là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc chuẩn nhất
Vẹt đầu hồng có giá bán khá hợp lý, phù hợp túi tiền

3. Vẹt đầu hồng giá bán bao nhiêu?

Giá bán những chú vẹt đầu hồng không quá đắt, khá phù hợp túi tiền. Hiện giá bán của chim đang ở khoảng sau:

– Vẹt đầu hồng non có giá khoảng 300 – 500 nghìn đồng/con

– Những con đã trưởng thành có giá từ 1 triệu đồng/con

– Những con đã trải qua thời gian thay lông, được tiêm phòng, biết nói và tương tác tốt giá từ 2 triệu đồng trở lên.

Trên đây là thông tin và giới thiệu vẹt đầu hồng là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc chuẩn nhất. Hy vọng bài viết hữu ích tới bạn. Khi có nhu cầu nuôi vẹt đầu hồng bạn hãy tham khảo những kinh nghiệm này nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

About Đặng Tâm

Check Also

Vẹt Lùn là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc chuẩn kỹ thuật

Vẹt Lùn còn tên gọi khác là chim Anh Vũ, Nam Việt Điểu. Loài chim …