Nuôi vẹt không phải là quá trình đơn giản, đặc biệt là nuôi chúng trong thời kỳ sinh sản. Để giúp vẹt vượt qua được giai đoạn sinh nở một cách thuận lợi bạn cần phải trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Chimcanh.net sẽ chia sẻ tới bạn cách nuôi chim vẹt sinh sản. Bạn đọc hãy cùng tham khảo nhé.
1. Những điều cần biết về chu kỳ sinh sản của vẹt
Tùy từng giống vẹt mà thời điểm sinh sản của chúng sẽ khác nhau. Ví dụ như vẹt Yến Phụng, chúng sẽ thường sinh sản vào tháng 4 – 5 hằng năm. Trung bình mỗi chú vẹt sẽ đẻ được từ 2 – 4 quả trứng. Có những loài có thể đẻ được lên tới 10 quả trứng. Thời gian ấp trứng sẽ từ 15 đến khoảng 1 tháng. Sau khi được nở ra, chúng sẽ sống với mẹ từ 30 – 40 ngày. Từ thời điểm này trở đi chim non sẽ sống độc lập và trưởng thành. Tùy từng loài vẹt mà con non sẽ cho chim mẹ hay cả bố và mẹ cùng chăm sóc.
2. Cách nuôi chim vẹt sinh sản đúng kỹ thuật
Cách nuôi chim vẹt sinh sản hiện nay được chia sẻ khá nhiều. Tuy nhiên với nhiều luồng kiến thúc khác nhau sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi tham khảo. Dưới đây Chimcanh.net sẽ tổng hợp cụ thể và chi tiết nhất đến bạn. Hãy cùng tham khảo ngay nhé.
2.1. Trước khi chim vẹt đẻ
Thời gian từ khi có dấu hiệu vẹt đẻ trứng là khoảng 1 tuần. Con vẹt cái sẽ xuất hiện một số biểu hiện như: Con cái và con đực đều lột xác, màu sắc bộ lông của chúng cũng sẽ có sự thay đổi. Ngoài ra, con cái cũng gần gũi với con đực, 2 con thân thiết với nhau, cho nhau ăn rất tình cảm.
Đối với con chim trống sẽ hót nhiều hơn, liên tục dùng mỏ đạp vào tổ. Bạn kiểm tra con cái sẽ thấy hậu môn nở ra. Tiếng kêu của vẹt to hơn mỗi ngày, đây được coi là dấu hiệu vẹt sắp đẻ. Khi cận kề ngày sinh nở, vẹt cái sẽ kêu to hơn bình thường.
2.2. Thời kỳ sinh sản của vẹt
Trong thời kỳ mang thai, bụng của vẹt sẽ ngày càng to, để lộ phần ngực và bụng. Mỗi khi đi lại và vận động, bạn sẽ thấy được dấu hiệu khó khăn ở vẹt. Vì thời điểm này chim cần nhiều dinh dưỡng nên phân của vẹt sẽ tương đối lớn. Khoảng từ 1 đến 2 ngày vẹt đẻ, chim trống sẽ cho thức ăn vào tổ. Chim mái sẽ ở trong tổ, hạn chế bước ra ngoài. Thời điểm này bạn nên chuẩn bị đầy đủ dinh dưỡng cho vẹt.
Thức ăn cho chim vẹt sinh sản sẽ gồm có:
– Cho chim vẹt sinh sản ăn hướng dương, kê, lúa mì, yến mạch, hạt láng, ngũ cốc và hạt mầm.
– Bổ sung thêm cho chim vẹt sinh sản nang mực hoặc canxi dạng cục
– Hoa quả và rau củ: táo, xoài, dưa chuột, ngô non, cà rốt, quả mọng, cây thân cỏ.
– Nước sạch (thay vài lần mỗi ngày)
– Ngoài ra bạn còn nên cho chim vẹt sinh sản ăn các chất khoáng, vitamin, thức ăn động vật như sâu bột, trứng chim, trứng gà làm thức ăn. Đa số các loài vẹt cũng rất thích các loại rau màu xanh lá cây đậm và màu vàng.
Xem thêm: Vẹt đầu hồng là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc giúp mau lớn, khỏe mạnh
2.3. Chuẩn bị lồng cho chim vẹt sinh sản
Để vẹt có được môi trường sinh sản lý tưởng, bạn cần phải có sự chuẩn bị sau:
Bạn chuẩn bị cho chim vẹt sinh sản một cái lồng lớn. Không gian đảm bảo sẽ giúp vẹt có không gian rộng rãi để sinh sản, nuôi con. Kích thước lồng trung bình cần đạt 180cm x 90cm x 90cm. Bạn có thể cho cặp chim vào lồng vài tuần trước khi cung cấp tổ đẻ để chúng có cơ hội tìm hiểu nhau và kết đôi.
Lồng chim cần đặt ở nơi yên tĩnh, đảm bảo sự riêng tư cho việc sinh sản và nuôi con. Cung cấp ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo trung bình 10 – 12 giờ mỗi ngày
Chuẩn bị tổ đẻ cho vẹt
– Vật liệu: Hiện có khá nhiều loại tổ đẻ được bán trên thị trường. Chất liệu có thể làm từ kim loại, nhựa, gỗ. Trong đó, gỗ là lựa chọn tốt hơn vì vẹt Cockatiel sẽ gặm lối vào để tạo hình theo sở thích của chúng.
– Kích thước tổ sinh sản sẽ rộng 30 x 30cm.
– Vật liệu lót tổ có thể là giấy vụn không màu, khăn giấy trắng. Tuyệt đối không dùng vụn gỗ tuyết vì có thể giết chết chm hoặc làm chim con tổn thương.
2.4. Để vẹt bố mẹ ấp trứng
Sau khi đẻ trứng xong, vẹt bố và vẹt mẹ sẽ thay nhau ấp trứng. Tuy nhiên chim mái sẽ ấp phần lớn nhiều thời gian hơn.
2.5. Không đụng đến tổ đẻ
Sau thời gian ấp trứng bạn hãy kiểm tra xem có con nào bị chết hay có vấn đề gì hay không. Cố gắng đừng làm phiền chim quá lâu. Duy trì không gian riêng tư cho chim bố mẹ và chim con để tạo ra sự gắn kết giữa chúng.
Vẹt non sẽ được cai sữa sau khoảng 8 – 10 tuần tuổi. Thời điểm này bạn hãy tách chim bố và chim mẹ không tiếp tục giao phối. Vì mới sinh xong vẹt cái còn yếu, cần thời gian phục hồi nên hãy ngăn chặn tình trạng giao phối quá sớm.
Cách ngăn cản hoạt động giao phối:
– Giảm ảnh sáng
Ánh sáng giảm sẽ khiến chim không muốn giao phối. Thời gian chiếu sáng mỗi ngày sẽ giảm từ 10 – 12 xuống con 8 tiếng. Điều này sẽ kích hoạt trạng thái mùa đông và khiến chim hạn chế giao phối.
– Lấy tổ đẻ ra khỏi lồng
Sau khi chim vẹt sinh sản sử dụng tổ đẻ đẻ ấp trứng và sinh con xong bạn sẽ lấy tổ đẻ ra khỏi lồng.
– Ngừng cung cấp thức ăn mềm
Thời điểm này bạn sẽ không cho chim ăn thức ăn mềm nữa. Tuy nhiên chế độ dinh dưỡng vẫn phải được cân bằng khoa học.
3. Một số lời khuyên khi chăm sóc chim vẹt sinh sản
– Để quá trình chim vẹt sinh sản được diễn ra thuận lợi bạn cần chủ động đọc nhiều tài liệu. Tham khảo thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng nuôi vẹt của những người có chuyên môn.
– Sau khi trứng nở được một hay hai tuần, bắt đầu lấy chim con ra khỏi tổ để tạo sự kết nối với con người. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần phải nhẹ nhàng để tránh làm chim mẹ sợ.
– Cung cấp không gian thoải mái cho vẹt sinh sản. Ví dụ, nếu bạn tự làm hay mua tổ bằng gỗ thì nhớ trải vải cotton lên đáy tổ để chim không bị đau.
– Tìm thông tin của bác sĩ thú y có chuyên môn về chim để hỗ trợ bạn khi có vấn đề nảy sinh.
Cách nuôi chim vẹt sinh sản trên đây đều là những kiến thức chọn lọc từ các chuyên gia. Hy vọng rằng bài viết của Chimcanh.net đã mang tới cho bạn những thông tin bổ ích. Mỗi ngày website đều cập nhật thêm nhiều thông tin hay khác. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập và theo dõi nhé.