Chim chào mào có vẻ bề ngoài cũng như tiếng hót rất tuyệt. Là một loài chim gần gũi với người chơi, và rất dễ nuôi. Tuy nhiên nếu bạn chưa nắm vững kiến thức nuôi chim Chào mào, thì chúng rất dễ bị yếu lửa. Hãy cùng chimcanh.net tìm hiểu một số thông cách khắc phục khi chim Chào mào bị yếu lửa hay cách kích lửa chim chào mào nhé.
Đặc điểm chung của chim Chào Mào
Chim Chào mào có tên khoa học là Pycnonotus jocosus, chúng thuộc họ nhà chim sẻ biết hót. Loài chim cảnh này phân bố ở châu Á. Chúng chính là loài được du nhập ở các nước nhiệt đới châu Á. Do đó, chúng có những khu vực dành riêng do chúng tạo lập. Chào mào ăn trái cây và côn trùng nhỏ và dễ thấy trên các nhánh cây vì tiếng hót có từ 1 – 4 âm tiết
Đặc điểm nhận dạng một chú chim Chào mào có hai má trắng, mào to dựng đứng lên. Bên trên má trắng là má màu đỏ – Red – whiskered (râu đỏ – mào chim). Ở Việt Nam, loài chim này có nhiều tên gọi khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi vùng miền như: chim Chào mào, Chào mào mũ, Hoành hoạch mồng, Chào mào đá…Tuy nhiên cái tên Chào mào vẫn là cái tên thông dụng và được nhiều nghệ nhân sử dụng nhất.
Bạn hiểu thế nào về khái niệm căng lửa
Cưng lửa dùng để miêu tả một con chim đang tràn trể sinh lực và sức sống. Đang ở thời điểm căng nhất trong một năm, từ khoảng tháng 4 đến tháng 8. Thời điểm này con chim chào mào nó luôn thể hiện rỏ rệt ra bên ngoài. Vì lúc này ngoài thiên nhiên, nó phải bắt cặp để sinh đẻ và bảo vệ chim con và lãnh thổ. Đấu tranh để sinh tồn nên buộc nó phải căng.
Lúc này chim chào mào căng lửa có biểu hiện: Dáng đứng vươn mình, hót nhiều và dày hơn, hậu môn nỏ to. Và đặc biệt là nhìn nó rất gấu, sẳn sàng xé xác bất kỳ đối thủ nào mà nó thấy mặt. Con chim căng lửa là con chim chơi không biết mệt mỏi. Lúc nào nhìn nó cũng sung mãn với 1 thể lực tràn trề. Bay nhảy nhanh nhẹn, giọng sổ đanh và gắt, giọng ché của nó đầy uy lực, rất khó chịu. Nếu bạn thấy con Chào mào của bạn không có biểu hiện trên, thì lúc này nó đã bị yếu lửa đấy.
Dấu hiệu chim Chào mào yếu lửa
Chim chào mào yếu lửa cũng giống như các loài chim cảnh khác, thường nhìn rất chán ngắt. Biểu hiện như : đang chơi nửa chừng thì dừng lại, cụp mào, xù lông, không chơi nữa. Thường xuyên xỉa lông, đấu yếu, bỏ đấu hoặc không đấu, đi ăn, tắm nắng. Không đúng với phông độ của nó, chơi thất thường và không ổn định.
Nguyên nhân chim Chào mào yếu lửa
Có rất nhiều lý dó đễ dẫn tới con chim bị tụt lửa như vậy. Cái này phụ thuộc vào người nuôi rất nhiều. Chim Chào mào bị yếu lửa có rất nhiều nguyên nhân. Có thể do bị bại trận, bị thua cuộc hoặc bị đối thủ dọa nạt, đè nẹt, cắn nhau,…Nên bị yếu lửa thậm chí là mất lửa chiến đấu.
Cách điều trị chim Chào mào yếu lửa
Khi chú Chào mào nhà bạn bị như vậy, bạn không nên hoang mang nhé. Phải thật bình tĩnh, không được nản. Trong trường hợp này, chủ nhân cần phải thật sự kiên trì, ân cần chăm sóc cho chào mào thì tỉ lệ hồi phục mới cao.
Với chế độ chăm sóc như bình thường nhưng cần bổ sung thêm mồi tươi. Chẳng hạn: hoa quả tươi, châu chấu, cào cào, trứng kiến,… kết hợp cho chim tắm đều đặn. Treo chim ở nơi yên tĩnh, không nghe tiếng con chim khác. Hoặc có chim mái thì một ngày cho chim trống kè mái khoảng 15 – 30 phút để chim trống nhanh lấy lại lửa.
Bạn chăm sóc như vậy khoảng 1 – 2 tháng thấy chim sung. Bắt đầu mang chim đi dợt lại nhưng chú ý treo chim ở xa. Khoảng 3 lần thì mang kè gần, nhưng chỉ kè với chim yếu lửa và chim ít mùa.
Cho dù bạn với một chế độ dãi dợt và nguồn thức ăn dồi dào thế nào đi chẵng nữa. Mà không có yếu tố đều tay và liên tục thì con chim của bạn cũng sẻ không bao giờ căng được. Bởi vậy cho nên trong quá trình nuôi chim cần phải thật đều tay. Nhiều người không có điều kiện và rất ít thời gian. Nhưng họ chăm đều và kết quả là con chim căng lửa và chơi rất ổn định.
Với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể tự nuôi cho mình một chú chim Chào Mào căng lửa rồi đó. Và chimcanh.net chúc các bạn thành công!