Chim Sáo là loài chim cảnh rất thông minh, tinh nghịch. Nhưng tiếng hót mang dáng dấp Sơn Ca, giọng nói thánh thót như Vẹt. Chơi chim Sáo tương đối khó, thời gian tính bằng năm chứ không không thể một sớm một chiều mà chim nói được. Sau đây, chimcanh.net sẽ giúp bạn tìm hiểu cách huấn luyện Sáo nhanh nói nhé!
Đặc điểm của chim Sáo
Chim Sáo có tên khoa học là Sturnidae, nguồn gốc châu Á, được gọi là yểng hay sáo yểng. Còn nhiều loài châu Phi gọi là sáo ngũ sắc do chúng có bộ lông óng ánh nhiều màu. Bộ lông thường sẫm màu với ánh kim. Phần lớn các loài làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng.
Chim Sáo có chân khỏe, đường bay khỏe và thẳng, và chúng thích sống thành bầy. Môi trường sinh sống ưa thích của chúng là vùng nông thôn tương đối thoáng. Chúng ăn sâu bọ và quả. Một vài loài sống xung quanh nơi sinh sống của người. Chúng là những loài chim thực sự ăn tạp. Nhiều loài tìm kiếm thức ăn bằng cách há mỏ sau khi thăm dò nó trong bụi cây rậm. Thói quen này được gọi là thăm dò mỏ há.
Sáo là một trong những loài chim cảnh được xếp vô loài chim cảnh dễ nuôi nhất của Việt Nam. Đây là một chú chim mang đặc tính thông minh. Ngoài ra chim này có những đặc tính thú vị khác. Chúng rất dạn khi tiếp xúc với con người không giống như các loại chim khác. Thậm chí chú chim này sau một thời gian nuôi dưỡng còn được chủ nuôi thả tự do. Nên nhiều người thường trêu đùa rằng nuôi loại chim này chẳng khác gì nuôi những chú gà chú vịt.
Chọn giống chim Sáo làm cảnh
Chim Sáo nói thường phổ biến 3 loại là Sáo đen, Sáo nâu và cà cưỡng. Tùy thuộc vào sở thích của mỗi người mà chọn từng loại chim Sáo khác nhau. Nhưng về cơ bản khi chọn nuôi chim Sáo nên chọn con to khỏe, đầu to, mỏ đẹp móng đẹp trong đàn. Chọn con linh hoạt hay kêu, chân cẳng to, mỏ to.
Lồng nuôi chim Sáo
Nuôi chim chỉ cần chọn loại lồng trung bình, bằng tre, bằng mây hay bằng lưới kẽm. Chim Sáo không quậy chỉ thích đứng im tại chỗ nhưng nó lại thường dùng mỏ cạy cửa. Vì thế để bảo vệ lồng bạn nên dùng kẽm để khóa cửa lồng lại.
Chim sáo có đặc tính là ưa thích nhảy nhót – phải chuẩn bị lồng có không gian rộng rãi để chúng dễ dàng hoạt động. Lồng nuôi phải có then cài thật chắc – loài sáo rất nghịch ngợm và chúng có khả năng mở cửa chuồng bằng mỏ rất khéo.
Phía bên trong lồng nuôi chim, các bạn phải có riêng bát uống nước, bát ăn hạt – trái cây và bát ăn côn trùng riêng.
Phòng ngừa bệnh cho Sáo
Tại sao lại quan trọng vậy? Nếu là một chuyên gia về chim cảnh, bạn sẽ biết kỹ thuật nuôi cực kỳ quan trọng. Trong quá trình nuôi, dù là người mới chơi hay đã chơi lâu. Thì đôi khi chú chim nhà mắc phải bệnh là điều không tránh khỏi. Quan trọng là cách phòng tránh và điều trị của bạn như thế nào. Vậy chim sáo thường mắc bệnh gì? Có ảnh hưởng gì không?
Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc bạn sẽ huấn luyện Sáo nói nhanh và hay sau này. Có những con Sáo không được phát hiện bệnh kịp thời. Tuy không chết, nhưng sau này nó không hót hay nói được nữa. Dù chế độ chăm sóc ăn uống của bạn có tốt đến đâu, cũng không thể cứu vãn. Bạn tìm hiểu bài viết về cách phòng ngừa bệnh cho Sáo ở link sau nhé:
Cách thuần Sáo nói nhanh và hay
Nên chọn loại chim sáo có mỏ màu trắng vì loại này rất mau nói. Ngoài ra nên chọn những còn sáo có kích thước to, chân to, cao và bộ lông mượt mà. Khi sáo biết tự mổ thức ăn thì phải trùm lồng sáo lại thật kín để cách ly người, đặt chuồng ở nơi ít người qua lại và yên tĩnh. Hạn chế nói chuyện trước mặt sáo, chỉ nói những câu mà mình muốn dạy sáo. Giờ dạy sáo nói hiệu quả nhất là vào chiều tối, lúc sáo đang ngủ và lúc đưa món mồi nhử.
Muốn dạy sáo nói cần phải kiên trì khoảng 5-6 tháng tính từ ngày con sáo không kêu choéc choéc. Nhưng nên lưu ý rằng con sáo sẽ bắt chước tiếng y như dạy, vì vậy nếu giọng bạn khàn khàn con sáo cũng sẽ khàn khàn, giọng con sáo cũng sẽ nói giọng trong vắt như chủ.
Sáo là một loài chim rất dạn người nhưng cũng rất hung dữ khi thấy người lạ, thường là sẽ bị nó mổ ngay. Vì vậy để tránh nguy hiểm cho mọi người thì bạn không nên thả rông sáo mà hãy nhốt sáo trong lồng kín trong nhà, đặt ở nơi yên tĩnh và hạn chế người lạ qua lại. Khi sáo đã nói rành bạn có thể để lồng ở góc cửa ra vào, gặp người khác nó sẽ nói ngay câu bạn dạy. Vì đặc tính này nên một số người cũng thích dùng sáo để giữ nhà.
Với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể tự nuôi cho mình một chú chim Sáo rồi đó. Và chimcanh.net chúc các bạn thành công!