Cách chữa trị bệnh rụng lông đuôi ở chim Yến Phụng

Chim Yến Phụng là loại chim có bộ lông tuyệt đẹp rực rỡ được nuôi rất nhiều ở Việt Nam. Được giới chơi chim cảnh rất quan tâm. Khi thay lông là điều bình thường, thay xong bộ lông của chúng trở nên lộng lẫy hơn. Tuy nhiên với những chú chim rụng lông từng phần bạn cần phải chú ý. Sau đây, chimcanh.net sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị bệnh rụng lông đuôi ở chim Yến Phụng nhé!

Bệnh rụng lông của chim Yến Phụng

Đặc điểm chim Yến Phụng

Chim yến phụng có tên khoa học là Melopsittacus undulatus. Là loại chim cảnh thuộc bộ vẹt, xuất xứ từ Châu Úc. Ngoài thiên nhiên, Yến Phụng là loài chim nhỏ không có khả năng chiến đấu tự vệ. Cách duy nhất bảo vệ chúng khỏi sự truy đuổi của các loài chim săn mồi khác là tốc độ bay nhanh. Và khả năng nguỵ trang cho giống với môi trường xung quanh. Cụ thể là bộ lông của chúng phải có màu xanh lá cây viền nâu đen để dễ dàng lẩn vào các tán lá.

Những cá thể màu vàng đôi khi cũng xuất hiện ngoài thiên nhiên. Đây là một sự đột biến gen sắc tố. Nhưng chúng nhanh chóng bị tiêu diệt vì bộ lông sặc sỡ quá lộ liễu so với đồng loại.

Một trong những điểm thu hút của Yến Phụng khiến nhiều người chọn nuôi chúng. Là tính tình dịu dàng và khả năng làm quen đến mức thân mật. Và tin tưởng tuyệt đối của chúng với các thành viên trong gia đình.

Yến Phụng là loài chim tương đối dễ ghép cặp. Trải qua nhiều thế hệ lai tạo và nuôi nhốt. Ngày nay người ta có thể dễ dàng lựa chọn bất kỳ màu sắc nào để ghép với nhau. Và cho sinh sản. Nhưng có thể nhận thấy rằng những màu sắc nguyên thuỷ sẽ dễ dàng bắt cặp hơn. Bản năng làm cha mẹ của chim cũng cao hơn những màu lai tạo khác.

Yến phụng có rất nhiều màu: xanh, tím, vàng, trắng…Trong đó có 2 loại mang sắc màu hoang dã trong tự nhiện là vàng mắt đỏ và trắng mắt đỏ.

Chọn giống chim Yến Phụng

  • Chọn giống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của chim cảnh sau này. Đây là bước vô cùng quan trọng. Vì ai cũng có thể hiểu, nếu giống chim không tốt, sau này rất dễ bị bệnh. nhất là trong quá trình thay lông.
  • Nên lựa bắt những con “tơ”, tức là chim lứa mới ra. Đặc điểm nhận biết của chim tơ là mắt tròn, to, đen láy, linh hoạt, chân, hồng hào. Thân hình gọn gàng, chắc gọn, khi bắt trên tay thấy ít giãy giụa, ít cắn.
  • Không nên chọn những con mà mắt có nhiều tròng trắng, chân màu xám, xù xì. Thân hình mập, hay đứng xù lông, hoặc cứ bám vào vách lồng, lông đuôi không còn đủ…Vì những con chim này có thể là chim già hoặc có vấn đề về sức khoẻ.
  • Mũi chúng chuyển sang xanh dương sẫm. Còn ở những con trống màu nhạt (vàng tinh, trắng tinh, vàng bông, trắng bông – vàng, trắng pha đốm xanh, xám, tím …). Mũi chúng vẫn giữ màu hồng tươi như khi còn nhỏ. Chim mái trưởng thành thì mũi có màu trắng bẩn ngả nâu.
  • Nếu muốn mua một đôi chim để, tốt nhất là bạn nên đến các trại chim. Hỏi mua cả cặp không nên thấy con này con kia đẹp mà đòi tách nó ra. Là nhớ là chỉ mua cặp nào đang nuôi con, nếu mua cặp đang ấp, đem về nhà có thể chim sẽ bỏ ấp.

Triệu chứng bệnh rụng lông ở Yến Phụng

Bệnh rụng lông đuôi ở chim Yến Phụng từng phần là bệnh thiếu sắc tố, biểu hiện bằng nhiều trạng thái khác nhau và cũng không phải luôn luôn có nguồn gốc như nhau. Thông thường là do bệnh gan gây nên khi nuôi chim Yến Phụng, bạn chú ý các thời kỳ sau:

  • Thời kỳ thứ nhất: Trạng thái đầu tiên là da ngứa ngáy; chim cứ rúc rỉa lông mãi không ngừng. Sau đó chim rụng lông sau đầu, phía trên ót và đôi khi gần nơi mỏ.
  • Thời kỳ thứ hai : Sau đó, ta thấy một lông cánh phía dưới lồng, rồi một lần khác là một lông đuôi. Vết vụng lông sau đầu rộng thêm ra; đôi khi đầu rụng hết lông và kết thúc với sự hình thành vết sắc tố.
  • Thời kỳ thứ ba: Từ thời kỳ thứ hai qua thời kỳ thứ ba, có một giai đoạn dài ngừng lại, lông không rụng nữa, nhưng lông đã rụng thì không mọc lại. Bệnh tấn công cả ngoại lẫn nội. Nếu ta bắt và cầm con chim trong tay, nó để lại trong tay ta một ít lông; ta có cảm giác cầm trong tay một con chim ươn ướt, run rẩy; chim có vẻ mềm, ẻo lả và đứng không vững trên cần đậu. Chim thường rù, dáng buồn bã, màu lông úa, không tươi. Chim hết lanh lợi, hai con mắt cũng mất đi vẻ linh hoạt. Phần mút cánh thì thòng xuống. Chim ăn không ngừng.

Nguyên nhân gây bệnh rụng lông của Yến Phụng

  • Chế độ ăn uống, sự thay đổi thời tiết, khí hậu, sự thay đổi chỗ ở là những nguyên nhân chính. Thường nhất là do sự nấu ăn hay sưởi ấm bằng những lò cháy chậm và lâu. Như lò than quạt cho hừng rồi rắc tro lên phủ kín để than lâu tàn.
  • Chim nuôi trong phòng mà cửa thông và cửa sổ đều đóng kín. Phải chịu đựng suốt ngày đêm sự sưởi ấm bằng thứ lò than. Như đã nói trên đây thì dễ bị ngộ độc và chính là nguyên nhân đưa đến bệnh rụng lông từng phần.
  • Thức ăn bổ dưỡng quá độ cũng làm cho chim đau gan và đó cũng là nguyên nhân làm cho nó rụng lông từng phần.

Cách chữa trị bệnh rụng lông cho chim Yến Phụng

Ta có thể chặn đứng bệnh rụng lông từng phần và chữa lành bệnh khi còn trong thời kỳ thứ nhất. Bạn hoàn toàn có thể làm ngừng lại sự rụng lông. Và chặn đứng bệnh rụng lông từng phần trong thời kỳ thứ hai. Trong thời kỳ thứ ba, làm cho bệnh ngưng lại và chữa cho chim lành bệnh. Nhưng phải đợi đến thời kỳ thay lông bình thường để cho lông mọc lại.

Trên đây là những kinh nghiệm khi chữa bệnh rụng lông đuôi cho chim yến phụng. Sau khi chữa bệnh bạn cần thay đổi dinh dưỡng cho chim bình phục. Yến Phụng là loài chim cảnh dễ nuôi nên bạn cũng không cần quá lo lắng.

Với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể tự nuôi cho mình một chú chim Yến Phụng khỏe mạnh rồi đó. Và chimcanh.net chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

  1. Kỹ thuật nuôi chim Chào mào khỏe mạnh hót hay
  2. Kỹ thuật nuôi chim Vành khuyên lứu hay

About Trần Nhung

Check Also

Kỹ thuật nuôi chim Yến Phụng khỏe mạnh nhất

Chim Yến Phụng hiện nay rất được ưa chuộng để nuôi bởi vẻ ngoài bắt …

Trả lời