Chim Gõ kiến khoác lên mình một hình dạng nhỏ nhắn xinh xắn. Chúng trực tiếp dung mỏ gõ vào cây để xây tổ thay vì dùng các vật liệu khác. Bạn là một người yêu thích việc nuôi chim cảnh, chắc hẳn bạn không thể không biết đặc điểm của loài này. Sau đây, chimcanh.net sẽ giúp bạn tìm hiểu loài chim Gõ kiến chi tiết nhất nhé!
Đặc điểm chim Gõ Kiến
Chim gõ kiến có tên khoa học là Picidae. Chúng còn được người chơi chim cảnh gọi bằng một cái tên thân thiện là chim đầu rìu mỏ dài. Vì đây là loài chim có bộ phận mỏ rất dài, mảnh và cong dần xuống, lưỡi của chúng ngắn.
Chim Gõ kiến có khả năng phục hồi thể chất và leo cây rất tốt. Gõ kiến hạt sồi là loài có tính cộng đồng rất cao.
Mũi chim Gõ kiến có những lớp lông cứng và lông mềm. Giúp bảo vệ mũi khỏi bị tổn thương bởi gỗ vụn và mùn cưa khi đục thân cây. Mắt của chúng cũng có một lớp lông đặc biệt với vai trò bảo vệ hết sức hiệu quả.
Lưng trên vai mép cánh và long bao cánh thì có màu nâu nhạt, hơi phớt nhung. Dưới phần dưới lưng có một dảy đen chạy dài và có xen kẽ dải trắng hơi nhung.
Cánh có dạng tròn và có 10 lông cánh sơ cấp. Cằm và họng ngực hung nhạt hơi nâu. Bụng sau và sườn trắng có vạch đen rộng ở phiến long ngoài. Mắt nâu hay nâu đỏ, mỏ đen, gốc mỏ xám hồng, chân xám.
Môi trường sống của chim Gõ Kiến
Chim Gõ kiến sinh sống chủ yếu là ở những cánh rừng. Mỗi trường sống lý tưởng là khu vực rừng mưa vùng nhiệt đới, rừng tre, bụi rậm, đồng cỏ và khu vực thảo nguyên. Loài chim này thường sinh sống thành từng cặp đôi, một vài loài sinh sống đơn độc.
Thức ăn của Gõ Kiến
Không giống với các loài chim cảnh khác, chim gõ kiến khác thường đục thân cây để bắt côn trùng. Chúng còn ăn cả quả của loài xương rồng. Và giúp chúng dọn dẹp những phần thân cây bị hư hại.
Nếu các loài Gõ kiến khác dùng mỏ gõ vào thân cây để tìm côn trùng làm thức ăn. Thì Gõ kiến đất đào đất tìm kiếm làm thức ăn chính. Ngoài ra, chúng còn ăn cả mối và các loài côn trùng khác.
Chim Gõ kiến là loài ăn khá tạp, chúng có thể ăn được cả thực vật và động vật. Bên cạnh những loại thức ăn giống như chim sống trong tự nhiên ăn, các bạn nên bổ sung một số loại thức ăn khác để chim phát triển nhanh.
Một số thức ăn bổ sung: cào cào, sâu tươi, sâu khô thường là sâu gạo, trứng kiến…. Bên cạnh đó là 1 số loại hạt: hạt cải, hạt đậu phộng xay nhuyễn trộn lòng đỏ trứng, hạt kê…
Lồng chim Gõ Kiến
Một con chim Gõ kiến có thể gõ liên tục vào thân cây 100 lần/phút với vận tốc lên đến 24 km/h. Tương tự như con người chạy thật nhanh rồi đâm sầm vào gốc cây. Tuy nhiên, loài chim gõ kiến lại hoàn toàn không bị thương tích gì nhờ có cơ cổ mạnh mẽ. Cột sống linh hoạt, và một lớp bao bọc xung quanh bảo vệ hộp sọ.
Nên chúng tôi khuyên bạn, lồng nuôi có thể lựa chọn làm bằng kim loại hoặc bằng tre. Tuy nhiên, với đặc tính sử dụng mỏ để gõ các bạn nên lựa chọn chuồng nuôi làm bằng kim loại. Nên làm chuồng bằng inox – an toàn cho sức khỏe của chim.
Thiết kế bên trong chuồng phải có khay đựng nước, thức ăn và khay hứng phân. Ngoài ra, nên đặt thêm thân cây gỗ nhỏ trong chuồng, để chúng leo trèo.
Để đảm bảo cho sức khỏe của chim, các bạn thường xuyên thay nước, đánh rửa vệ sinh lồng và cốc thức ăn. Bên cạnh đó, phải luôn luôn giữ ấm chuồng cho chim. Sử dụng vải nhung tối màu để cản gió và che nắng cho chim.
Chế độ tắm cho chim Gõ Kiến
Cần tắm nắng cho chim mỗi ngày để giữ vệ sinh. Cũng như hạn chế các mầm bệnh cho chim. Mỗi tuần nên choc him tắm nước một lần. Nếu bạn có thời gian thì 3 lần là số lần tối đa chim được tắm nước. Nên nuôi từ chim con càng nhỏ càng tốt, mặc dù khi chúng nhỏ các bạn sẽ hơi khó nuôi. Nhưng sau này khi lớn lên chúng sẽ khôn, mến chủ, quấn quýt để bầu bạn.
Trên đây là kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Gõ kiến. Và chimcanh.net hy vọng bạn đọc đã nắm chắc cho mình kiến thức về loài này. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: