Chim Gõ Kiến và những đặc điểm thú vị bạn nên biết

Chim gõ kiến khoác lên mình một hình dạng nhỏ nhắn xinh xắn. Chúng trực tiếp dung mỏ gõ vào cây để xây tổ thay vì dùng các vật liệu khác. Bạn là một người yêu thích việc nuôi chim cảnh, chắc hẳn bạn không thể không biết đặc điểm của loài này. Sau đây, chimcanh.net sẽ giúp bạn tìm hiểu loài chim gõ kiến chi tiết nhất nhé!

Chim Gõ Kiến

Đặc điểm ngoại hình chim Gõ Kiến

Chim gõ kiến có tên khoa học là Picidae. Chúng còn được người chơi chim cảnh gọi bằng một cái tên thân thiện là chim đầu rìu mỏ dài. Vì đây là loài chim có bộ phận mỏ rất dài, mảnh và cong dần xuống, lưỡi của chúng ngắn.

Một con chim gõ kiến có thể gõ liên tục vào thân cây 100 lần/phút. Với vận tốc lên đến 24 km/h. Tương tự như con người chạy thật nhanh rồi đâm sầm vào gốc cây. Tuy nhiên, loài chim gõ kiến lại hoàn toàn không bị thương tích gì nhờ có cơ cổ mạnh mẽ. Cột sống linh hoạt, và một lớp bao bọc xung quanh bảo vệ hộp sọ.

Mũi chim gõ kiến có những lớp lông cứng và lông mềm. Giúp bảo vệ mũi khỏi bị tổn thương bởi gỗ vụn và mùn cưa khi đục thân cây. Mắt của chúng cũng có một lớp lông đặc biệt với vai trò bảo vệ hết sức hiệu quả.

Không giống với các loài chim gõ khác thường đục thân cây để bắt côn trùng. Loài chim gõ kiến bắt ruồi ở Mỹ thường săn những côn trùng bay trên không. Như ruồi hay đậu trên thân cây.

Đặc điểm giới tính chim Gõ Kiến

Khi trưởng thành, cả chim trống lẫn chim mái khá giống nhau về kích thước, màu sắc của bộ lông. Từ trán đến gáy có mào long khá dài có thể dựng đứng lên hay xẹp xuống tùy ý thích. Mào long hung có màu hơi thẫm, mỗi long đều có phần mút đen.

Lưng trên vai mép cánh và long bao cánh thì có màu nâu nhạt, hơi phớt nhung. Dưới phần dưới lưng có một dảy đen chạy dài và có xen kẽ dải trắng hơi nhung.

Cánh có dạng tròn và có 10 lông cánh sơ cấp. Lông cánh sơ cấp đen với một dải trắng ở gần mút. Lông cánh thứ cấp đen có tới 4 dải trắng. Lông cánh tam cấp đen thì có dải trắng và dải hung xếp nghiêng. 

Cằm và họng ngực hung nhạt hơi nâu. Bụng sau và sườn trắng có vạch đen rộng ở phiến long ngoài. Mắt nâu hay nâu đỏ, mỏ đen, gốc mỏ xám hồng, chân xám.

Tập tính sinh sản của Gõ Kiến

Mùa sinh sản và làm tổ từ tháng 2 đến tháng 5. Chim mái đẻ trứng nhỏ, mầu xám giữa các hốc cây ấm áp. Xung quanh cuộn rơm rạ, lá cây và hoa cỏ để làm cho tổ lúc nào cũng thơm ngây ngất.

Cả chim bố và chim mẹ đều chăm sóc con rất chu đáo. Chốc lại tìm về tổ để kiểm tra các con, nếu không thấy con chúng đâu. Chúng sẽ cất tiếng gọi một cách thảm thiết. Chim con cũng quấn quýt chim mẹ nhiều năm. Tạo điều kiện cho cả đàn được chăm sóc lẫn nhau.

Nơi sống

Họ Gõ kiến là một trong số 8 họ chim thuộc bộ Gõ kiến. Chúng có mặt ở hầu khắp thế giới, ngoại trừ Australia, New Zealand, Madagascar. Và rất hiếm ở các vùng cực. Hầu hết chim gõ kiến sống trong rừng hoặc các khu vực nhiều cây cối. Riêng một số loài sống trên các triền đồi nhiều đá hoặc trên sa mạc.

Sống giữa sa mạc nóng bỏng nên gõ kiến Gila dùng xương rồng Saguaro để xây tổ. Ngoài côn trùng, chúng còn ăn cả quả của loài xương rồng này. Và giúp chúng dọn dẹp những phần thân cây bị hư hại.

Bàn chân của chim gõ kiến được cấu trúc theo kiểu zygodactyl (ngón kiểu chân trèo). Với hai ngón chân hướng về phía trước và hai ngón hướng về phía sau. Giúp chúng có thể bám chắc vào thân cây và không bị rơi xuống, ngay cả trong khi ngủ.

Tập tính sống của Gõ Kiến

Chim có tập tính sống thành đôi hay tạo thành bầy đàn nhỏ có thành viên khoảng từ 5-7 con. Chúng thường dùng mỏ gõ vào các thân cây để làm tổ.

Chim gõ kiến có khả năng phục hồi thể chất và leo cây rất tốt. Đặc biệt, để thích nghi với cuộc sống trên thân cây. Đuôi của chim gõ kiến có gai nhọn có thể cắm chắc vào vỏ cây. Đóng vai trò như cái chân thứ ba, hoặc chân đế. Để giữ cho chim đậu dọc theo thân cây.

Gõ kiến hạt sồi là loài có tính cộng đồng rất cao. Chúng xây hàng trăm cái tổ trong thân cây sồi trong lãnh thổ của mình. Giấu hạt sồi ở những hang nhỏ trong rừng. Cùng nhau bảo vệ thức ăn, và trở về cùng một cái tổ vào mỗi mùa sinh sản.

Nếu các loài gõ kiến khác dùng mỏ gõ vào thân cây để tìm côn trùng làm thức ăn thì gõ kiến đất đào đất tìm kiếm làm thức ăn chính. Ngoài ra, chúng còn ăn cả mối và các loài côn trùng khác. Đến mùa sinh sản, cả con đực và con cái cùng dùng mỏ đào tổ và đẻ trứng trong đó.

Sphyrapicus là loài chim gõ kiến có mối liên hệ rất thân thiết với chim ruồi. Trong khi Sphyrapicus khoan lỗ vào thân cây để tìm côn trùng cho mình. Và nhựa cây cho chim ruồi thì chim ruồi đảm nhiệm nhiệm vụ xua đuổi các loài lớn hơn. Bảo vệ thức ăn cho cả hai.

Trên đây là đặc điểm của loài chim gõ kiến nói chung. Và chimcanh.net hy vọng bạn đọc đã nắm chắc cho mình kiến thức về loài này. Chúc bạn thành công!

About Trần Nhung

Trả lời