Chim hoàng yến là loài chim cảnh được rất nhiều người yêu thích tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người mới chơi chim chắc hẳn chưa biết cách phân biệt chim hoàng yến trống mái. Do đó, trong bài viết dưới đây, Chimcanh.net sẽ chia sẻ bí quyết phân biệt chim hoàng yến trống mái đơn giản để bạn có thể lựa chọn được chú chim ưng ý nhất.
1. Chim hoàng yến là chim gì?
Chim hoàng yến hay còn có nhiều tên gọi khác như yến hót, yến đại tây dương, yến canary… Chúng có tên khoa học là Serinus Canaria Domestica và thuộc họ yến cảnh. Loài chim này hiện nay phân bố rộng khắp trên toàn thế giới và Việt Nam thì bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy loài chim này tại các cửa hàng chim cảnh, trại chim…
Hiện nay, chim hoàng yến chính là một trong những loài chim cảnh được nhiều người ưa thích, săn tìm để nuôi làm cảnh. Bởi loài loài chim này sở hữu vẻ ngoài cuốn hút, giọng hót cao và trong trẻo. Đối với những người yêu chim cảnh, thì họ có thể ngồi im hàng giờ đồng hồ chỉ để ngắm nhìn những chú hoàng yến nhảy nhót và hót trong lồng.
Xem thêm: Chim hoàng yến là chim gì? Cách nuôi và chăm sóc chim hoàng yến
2. Cách nhận biết chim hoàng yến trống mái
Đối với những bạn chơi chim lâu năm thì cách phân biệt chim hoàng yến trống mái không còn là vấn đề lo ngại, nhưng đối với những bạn mới chơi chim thì đây không phải là điều đơn giản. Thông thường, việc phân biệt trống mái được thể hiện qua những yếu tố dưới đây:
2.1. Đối với chim hoàng yến non
Khi chim hoàng yến non được vài ngày tuổi, bắt đầu sẽ có những đường gân xuất hiện ở bụng. Nếu phía trước tu có hoa văn hình chữ V thì là con trống và ngược lại không có là mái.
Trước khi chim yến nhỏ bắt đầu mọc lông, nhìn từ trên cao xuống nếu con nào phần đầu bằng thì là con trống, con mái thì đầu tròn hơn.
Bạn cũng có thể phân biệt chim trống mái từ việc chú ý phần lưng của chim non. Phần lông dọc theo lưng của chim trống cưng hơn và có màu sắc sẫm hơn con mái. Nhớ ghi lại vào sổ theo dõi nhé.
Khi được khoảng 6-7 ngày, chim bắt đầu mở mắt, từ thời gian này cho đến lúc trưởng thành, phần mắt của chim trống gần như tạo với mỏ thành hình bình hành. Mắt của con mái thì nằm phía trên mỏ đây cũng là lý do mà đầu của chim mái tròn hơn chim trống.
Khi chim non nằm trong ổ được bón ăn, hãy chú ý quan sát. Con nào vươn lên cao nhất và tiếng kêu cũng to nhất, được cho ăn đầu tiên sẽ là con trống vì chim mái chân ngắn hơn nên đứng không cao đồng thời đầu cũng nhỏ hơn nên ăn cũng ít hơn chim trống.
Khi chim non được 5-8 ngày tuổi (tức là thời gian đeo vòng), bắt tất cả chim non trong cùng ổ ra đặt lên miếng vải và xếp thành hàng ngang như kiểu chuẩn bị cho đua ngựa. Con nào chạy được xa nhất là con trống.
2.2. Đối với chim hoàng yến trưởng thành
Khi đeo vòng cho chim nên chú ý con chim nào có ngón giữa dài hơn hai ngón còn lại và khó đeo vòng hơn là con trống, yến hót mái thì 3 ngón chân gần như bằng nhau.
Khi chim được 28-30 ngày, một số chim trống bắng đầu tập hót, bạn có thể quan sát thấy cổ họng của chim trống rung. (Con chim bắt đầu tập hót không có nghĩa sau này là con chim hót hay nhất mà chẳng qua là nó tập hót sớm hơn).
Đến khi chim khoảng 5 tháng tuổi, khi chim thay lông xong thì con trống bao giờ lông cũng sáng và màu sẫm hơn chim mái.
Trong đàn chim trống có thể bạn phát hiện ra một số con mái dù chim đã khoảng 6 tháng tuổi. Lúc đó yến hót mái thường quỵ chân ở trên cầu do kết cấu của cơ thể. Chim mái cũng có thể đánh nhau với chim trống do chim trống ở tầm tuổi này đang tích cực tập hót do chưa vào thời kỳ sinh sản.
3. Cách nuôi chim hoàng yến sinh sản
Chim hoàng yến là loài chim sống theo bầy đàn nên nuôi càng nhiều thì khả năng sinh sản thành công cao. Trung bình mỗi năm một con hoàng yến đẻ từ 4 – 5 lứa, mỗi lứa từ 4 – 5 trứng, chúng tự ấp lấy trứng vì vậy tỷ lệ trứng nở thành công rất cao.
Thời gian sinh sản có thể từ trước tháng 2 cho đến tháng 11. Biểu hiện của chim mái sắp sinh sản là chúng bắt đầu rụng lông và kết thúc vào tháng 12 lúc này là chúng chuẩn bị đòi trống.
Chuẩn bị chuồng nuôi chim bố mẹ
Một cặp chim bố mẹ cần 1 chuồng nuôi và 1 ổ đẻ riêng. Bạn có thể lót tổ cho chim bằng dăm bào, chỉ bố hay chỉ sợi dừa. Ổ đẻ thì làm bằng tre đan hoặc rổ nhựa có đường kính khoảng 13 cm và sâu 10 cm.
Chuồng nuôi chim hoàng yến bố mẹ cần tách biệt với các con khác để không bị phá tổ, tranh giành thức ăn trong quá trình chờ sinh.
Chuẩn bị thức ăn cho chim bố mẹ
Ngoài cung cấp đầy đủ lượng thức ăn như bình thường, thì lúc có chim con thì bạn cần tăng cường thêm cho chim bố mẹ các món như: rau xanh, hoa quả, bắp ngô tươi, và khoáng chất như nang mực khô…
Ghép đôi cho chim bố mẹ sinh sản
Khi chim được 5 -6 tháng tuổi là bạn đã có thể ghép đôi cho chúng để sinh sản. Có 2 cách ghép đôi: Cho 1 cặp trống mái ở chung hoặc nhốt chim trống ở ngăn kế bên.
Tách chim trống ngay sau khi chim mái đẻ
Nguyên nhân ấp trứng thất bại do chim trống thường xuyên đuổi theo chim mái. Sau đó thực hiện giao phối, quấy rối việc ấp trứng. Thậm chí là đánh nhau với chim mái, gây ra vỡ trứng.
Chính vì thế, ngay sau khi chim mái đẻ trứng, bạn cần tách chim trống riêng ra khỏi chim mái.
4. Những trường hợp khi nuôi chim hoàng yến sinh sản
Trong quá trính nuôi hoàng yến sinh sản, bạn sẽ thường gặp một số trường hợp như dưới đây:
– Chim mổ, phá vỡ, ăn trứng: Khả năng lớn là do chim thiếu canxi. Bạn cần cho chim ăn vỏ trứng, nang mực thêm để bổ sung canxi.
– Chim mổ, cắn, đánh và hất chim con ra khỏi ổ: Phần lớn là do thức ăn thiếu đạm, không đủ dưỡng chất cho chim bố mẹ, nên bạn cần cung cấp thêm thức ăn giàu đạm.
– Chim tự nhiên bỏ ấp trứng, hoặc bỏ mớm con: Có thể do nhiệt độ phòng nuôi không ổn định, hoặc khí hậu bên ngoài bất thường. Mùi khí gaz, mùi thuốc lá, mùi bia rượu, tiếng động mạnh, tiếng ồn đột ngột (sửa nhà, khoan tường…) xuất hiện trong phòng nuôi chim cũng có thể gây ra tình trạng này.
– Ngoài ra, những hành động can thiệp của người nuôi (bất ngờ xuất hiện bên tổ chim; tìm cách đẩy chim mẹ ra ngoài tổ để xem chim con, xem trứng, nói to, hắt hơi to khi đứng gần chuồng chim) cũng làm chim sợ hãi bỏ tổ.
Trên đây, Chimcanh.net đã chia sẻ đến các bạn bí quyết phân biệt chim hoàng yến trống mái đơn giản. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết của Chimcanh.net. Chúc bạn thành công!