Chim Bách Thanh là loài chim có vẻ ngoài đẹp cũng như sở hữu một giọng hót rất hay. Chính vì thế mà nhiều người lựa chọn giống chim này để nuôi làm thú vui. Nhưng làm sao để có thể lựa chọn được những chú chim ưng ý cũng như biết cách phân biệt chim bách thanh trống mái? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Chimcanh.net.
1. Cách phân biệt chim Bách Thanh trống mái
Nếu chỉ nhìn lướt qua thì bạn sẽ khó phân biệt được một chú Chim Bách Thanh là trống hay mái. Bởi về hình dáng, 2 loài này khá giống nhau. Chính vì thế, bạn cần để ý kỹ những chi tiết dưới đây.
1.1. Phân biệt chim trống mái qua tiếng kêu
Đối với Chim Bách Thanh trống, chúng có rất nhiều tiếng kêu khác nhau như: gọi đôi, gọi đơn, gọi giật. Và khi gọi, giọng của chim trống thường đanh hơn, âm cuối sẽ cao lên.
Không giống với chim trống, Chim Bách Thanh mái thường chỉ có một tiếng gọi đơn. Hơn nữa tiếng kêu của chim mái thường nhỏ hơn với tiếng kêu tắt dần và kéo dài. Tiếng kêu của chim mái sẽ không trong bằng chim trống với âm trầm và đặc biệt là ít kêu.
1.2. Phân biệt chim trống mái qua vóc dáng
Vóc dáng của chim cũng là một dấu hiệu để người nuôi chim có thể phân biệt được đâu là chim trống, đâu là chim mái.
Đối với Chim Bách Thanh trống sẽ có mình thon, dài đòn, mỏ nhọn và có đôi chân cao hơn. Còn đối với chim mái có vẻ ngoài khá bầu bĩnh với đôi chân và chiếc mỏ nhọn nhưng ngắn hơn.
1.3. Phân biệt chim trống mái qua phong thái
Theo những người có kinh nghiệm nuôi chim lâu năm chia sẻ, Chim Bách Thanh trống sẽ có dáng đứng cao hơn con mái và tư thế chân choãi ra. Còn đối với chim mái sẽ có tư thế đứng song song.
Hơn nữa, Chim Bách Thanh trống hay bay nhảy và kêu nhiều hơn chim mái. Nếu bạn thường xuyên chăm sóc chim thì có thể phân biệt dễ dàng Chim Bách Thanh trống mái.
1.4. Phân biệt chim trống mái theo màu lông
Để có thể phân biệt Chim Bách Thanh trống mái theo màu lông thì bạn nên để ý đến những điểm sau: Lông trên lưng, lông cổ, lông sườn, lông bụng. Bởi đây là những bộ phận mà chim trống và chim mái có sự khác nhau về màu sắc.
Chim trống có màu xám trên đầu và lưng nhạt hơn, vành đen chạy từ mũi xuống cổ rộng và dài, mắt to nhưng không tròn. Màu nâu đỏ dưới cánh chim trống đậm hơn.
Chim mái có màu xám trên đầu và lưng đậm hơn, vành đen chạy từ mĩ xuống cổ hẹp và ngắn. Mắt nhỏ và tròn, màu nâu đỏ ở nách và đùi nhạt hơn
2. Cách ghép đôi cho chim Bách Thanh
Sau khi xác định được chính xác đâu là con trống, đâu là con mái theo hướng dẫn ở trên, người chơi có thể tiến hành ghép đôi cho chim theo cách sau:
– Cho chim làm quen với nhau trong khoảng từ 1 – 3 ngày bằng cách nhốt riêng chúng vào 1 chuồng và để chúng di chuyển tự do trong chuồng.
– Nếu thấy chúng cắn nhau hoặc hung dữ với nhau tức là không đồng ý ghép cặp với con chim này, nên tách ra và ghép với con khác sau 3 ngày.
– Nếu thấy chúng quấn quýt, chịu nhau, con đực thường nằm sát con mái và có những biểu hiện âu yếm như: rỉa lông và mớm mồi cho nhau tức là chúng đã đồng ý ghép cặp. Có thể thả ra và nuôi theo phương thức đang áp dụng của bạn.
3. Lưu ý khi ghép đôi cho Chim Bách Thanh
Để các thế hệ sau di truyền được các đặc tính tốt của đời trước, cần lựa chọn các con giống có phẩm chất tốt như sau: Về đặc điểm: lông bụng của chim phải dày, mượt, mỏ sắc nhọn, cơ thể cân đối, không dị tật. Chim phải khỏe mạnh, thông minh và nhanh nhẹn.
Phải xác định chính xác đâu là chim đực, đâu là chim mái mới tiến hành ghép cặp với nhau. Bạn nên sử dụng phương thức ghép đôi cưỡng bức để giảm khả năng phối giống cận huyết, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thế hệ sau.
Sau khi tiến hành ghép cặp, đôi Chim Bách Thanh đã ưng nhau thì cần phải đánh dấu đâu là con trống, đâu là con mái. Phòng trường hợp một trong hai con bị chết phải ghép đôi cưỡng bức cho con còn lại.
Trong trường hợp để chim tự chọn bạn đời, cần bắt riêng đôi chim vào buổi tối khi chim đứng cạnh nhau để ngủ, tránh làm hoảng loạn cả đàn.
4. Cách nuôi Chim Bách Thanh non
Những người muốn nuôi chim bách thanh sẽ nuôi bách thanh từ khi mới nở trứng. Cách nuôi chim bách thanh non rất đơn giản vì chúng dễ nuôi.
Chim bách thanh non thường ăn hỗn hợp bột đậu xanh, bột ngô, trứng luộc, bột cá, bột sâu gạo pha trộn với tỉ lệ 5:2:2:1. Bên cạnh đó thêm một chút thịt vụn để chim non lớn nhanh hơn.
Khi trưởng thành bạn nên cho chúng ăn các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, gia cầm. Lưu ý khi cho chúng ăn không nên cho ăn bằng tay vì mỏ của chim bách thanh rất sắc nhọn.
Với tập tính săn mồi nên loài chim này khá dữ, khó thuần chủng. Khi mới nuôi nên nhốt chúng trong lồng vài ngày để quen nhà, sau đó bỏ lồng ra rồi buộc chân như nuôi vẹt, cu gáy.
Lồng chim nên được làm chắc chắn, các thanh nan có khoảng cách vừa phải. Vì loài chim này là giống săn mồi nên sẽ thường phá phách.
Lưu ý chim bách thanh chịu nóng tốt nhưng chịu rét khá kém. Vậy nên vào mùa đông ở miền Bắc những người nuôi chim nên giữ nhiệt cho chúng.
Đặc biệt không nên nuôi chim bách thanh chung lồng với các loại chim khác như chim sâu, chào mào, vành khuyên. Vì chúng có thể ăn thịt những con chim khác.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết về Cách phân biệt Chim Bách Thanh trống mái đơn giản nhất, hy vọng có hữu ích với bạn đọc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Chimcanh.net. Hẹn gặp bạn ở những bài viết tiếp theo.