Các bệnh thường gặp ở chim Bồ Câu và cách phòng trị bệnh

Chim bồ câu hay mắc bệnh gì và từ khi chim nở ra đến khi chim gây giống rồi trưởng thành thì mắc những bệnh gì và cách xử lí như thế nào? Cùng tham khảo những kiến thức được tổng hợp dưới đây.

                             Phòng trị bệnh cho chim bồ câu

Bệnh đậu gà ở chim Bồ Câu

Biểu hiện: Ở trên các mép, mắt, chân sủi, nổi lên các hạt, da có nốt sần và đóng vẩy. Đầu tiên nhỏ như hạt đậu sau đó to dần bằng hạt đỗ rồi vỡ ra thành mủ màu vàng. Có thể là bệnh đậu hoặc nấm ở bồ câu.

Nguyên nhân

  • Bệnh đậu ở chim Bồ câu là do vi rút gây nên.

Phòng bệnh

  • Dùng vắc xin chủng đậu cho bò câu cũng hạn chế tương đối nhiều. Nếu là bị nấm thì dùng thuốc trị nấm bôi vào những nốt nấm đỏ, sau khi cạy vẩy và bôi thuốc sát trùng. 
  • Khi đậu đã có hiện tượng đó rồi thì nên cậy lên rồi bôi Xanhmethylen để sát trùng.
  • Nên tăng cường vệ sinh môi trường, phun thuốc sát trùng để chống nhiễm khuẩn kế phát. 

Bệnh Newcastle (bệnh tả)

Biểu hiện

  • Chim cù rù, xõa cánh, mào tím tái, khi đứng hay gục mặt xuống
  • Chim lười ăn, có thể nhịn ăn 1 vài ngày. 

Nguyên nhân

  • Vào thời tiết vào mùa đông, lạnh phải nhận dạng qua việc chim có ăn hay không. Nếu chim ăn bình thường, do thời tiết thì tăng cường các vitamin vào thức ăn.
  • Do lây nhiễm vi rút.

Thời gian ủ bệnh khoảng 3-5 ngày và chim chết rất nhanh. Nếu không khắc phục kịp thời thì từ 7-10 ngày chim sẽ chết.

Phòng bệnh: Nếu tiêm được thì tốt nhưng do tiêm liều lượng sẽ không đảm bảo được nên mua dạng thuốc để chim uống sẽ tốt hơn. Đổ lọ thuốc New castle vào lọ dung dịch pha mua ngoài hiệu thuốc có sẵn sau đó lắc đều lên hòa vào nước theo liều lượng vừa đủ cho chim uống.

Xem thêm: Cách phân biệt chim Bồ Câu trống mái

Bệnh sưng mỏ

Biểu hiện

  • Chim bị sưng mỏ, đóng mủ thành bợt màu trắng.

Nguyên nhân

  • Do thức ăn bẩn bụi không hợp vệ sinh.
  • Chuồng trại không đảm bảo vệ sinh nên vi khuẩn có điều kiện phát triển.
  • Trong quá trình chim bố mẹ nuôi con, chim con lớn và khi chim bố mẹ đút cho con ăn thường xảy ra hiện tượng xây xát.

Cách chữa trị

  • Mang chim ra cạy những vết sưng và lấy bợt mủ ra. Lấy thuốc kháng sinh Penicillin để bôi vào vết thương sau đó cho chim uống từ 1-5 ngày thì chim sẽ khỏi bệnh.

Bệnh tụ huyết trùng

Biểu hiện

Chim gục mặt, buồn ngủ, trông như lúc nào cũng ngủ, mồm hay tiết ra nước nhầy có bọt, trong bọt có chút máu đỏ sẫm. Thời gian ủ bệnh từ 2-3 ngày.

Cách chữa trị: Mua thuốc đặc trị cho chim.

Bệnh tiêu chảy

Đây là loại bệnh gặp khá phổ biến ở các loài chim cảnh như chim vành khuyên, chim chào mào, chim cu gáy, chim họa mi. Mỗi loại chim thì sẽ có cách chữa trị khác nhau. Khi chim bồ câu bị tiêu chảy chúng ta xử lý như sau:

*Nguyên nhân: Do thức ăn ẩm mốc, để lâu ngày, chất lượng cám không đảm bảo.

*Cách khắc phục: Mua thuốc Colexin để cho chim ăn đồng thời tăng cường men tiêu hóa cho chim.

Bệnh hô hấp

*Biểu hiện: Chim bị hen, xuyễn, khẹt vịt.

*Cách chữa trị: Khi cảm giác chim bị tắc mũi, mũi khẹt khẹt thì dung Viêm ôn thanh dạng vỉ, một ngày cho chim uống 2 lần, sáng 2 tối 2 là chim sẽ khỏi.

Trong quá trình nuôi để ý việc tẩy giun cho chim, 6 tháng 1 lần. Vì tẩy giun rất hại chim nên không nên tẩy nhiều lần trong năm. Ngoài ra hỗ trợ thêm thuốc bổ, men tiêu hóa, điện giải để kích thích chim sinh sản nhiều hơn và phát triển khỏe mạnh. Chúc các bạn thành công!

Chimcanh.net

About Phạm Huyền

Check Also

Chim Bồ Câu: Đặc điểm, chọn giống, cách nuôi và phòng bệnh cho bồ câu

Ai cũng biết chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình, với bản tính …

Trả lời