Chim Bách Thanh là loài chim được giới chim cảnh rất thích thú bởi vẻ đẹp mỹ miều và cách săn môi tương đối đặc biệt. Tuy nhiên, nếu không phải dân chơi chim cảnh thực thụ thì bạn rất khó có thể biết tới sự tồn tại của giống chim này. Bởi tại Việt Nam, rất ít người nuôi Chim Bách Thanh, chúng còn được coi là mối đe dọa đối với những người săn chim cảnh. Dưới đây, Chimcanh.net sẽ thông tin cụ thể tới bạn về loài chim này.
1. Những điều cần biết về Chim Bách Thanh
Chim Bách Thanh hay còn được gọi là chim Chàng Làng, chim Quích. Chúng có tên tiếng anh là Laniidae là một loài chim thuộc bộ Sẻ.
1.1. Nguồn gốc của Chim Bách Thanh
Chim Bách Thanh thường xuất hiện tại các khu vực Châu Á và Châu Phi. Tuy nhiên cũng có một số ít xuất hiện tại các khu vực ở Bắc Mỹ.
Bách Thanh thường làm tổ ở các bụi cây rậm rạp, hay các khu vực đồng cỏ – nơi có chứa nhiều thức ăn. Đây cũng được coi là khu vực trú ngụ yêu thích của loài chim này.
Một chú chim Bách Thanh có tuổi thọ trung bình khoảng 11 năm nếu không gặp bất kỳ trở ngại nào về điều kiện sống, thức ăn cũng như sự mưu sát từ kẻ thù. Tuy nhiên khi ở Việt Nam, khả năng sống sót của chúng chỉ tối đa khoảng 4 năm.
1.2. Đặc điểm cơ thể của Chim Bách Thanh
Chim Bách Thanh có chiều dài cơ thể dao động từ 20 đến 23cm, trong khi cân nặng trung bình chỉ khoảng 60g. Hầu hết các loài chim này đều có mỏ và màu sắc lông tương tự nhau. Đối với những loài chim nhỏ, lông thường ngắn và có màu xám chuột.
Mỏ của Chim Bách Thanh điển hình có dạng móc câu với mút mỏ trên cong và có 2 chiếc răng sắc nhọn, tương tự như của các loài chim săn mồi khác, phản ánh đúng bản chất ăn thịt của chúng.
Không chỉ vậy, chúng có đôi chân nhỏ và khẳng khiu, tuy nhiên lại vô cùng chắc khỏe. Mỗi chân đều có móng vuốt giúp nó có thể kẹp chắc cũng như đâm trực tiếp vào con mồi.
1.3. Đặc điểm sinh sản của Chim Bách Thanh
Chim Bách Thanh thường giao phối và sinh sản vào khoảng thời gian từ tháng hai tới tháng sáu âm lịch. Thông thường, chim Bách Thanh đực sẽ ghim xác con mồi trên những hàng rào nhọn, hoặc các hàng rào bằng sắt và cất tiếng kêu để thu hút bạn tình.
Bách Thanh đực và cái sẽ cùng nhau làm tổ khi tới mùa giao phối và hình dáng chiếc tổ thường là một chiếc chén nhỏ. Trung bình, loài chim này có khả năng đẻ từ 4 tới 7 trứng.
1.4. Tập tính săn mồi của Chim Bách Thanh
Chim Bách Thanh còn được người đời gán cho cái tên là chim đồ tể. Bởi sau khi tiêu diệt được con mồi chúng không thưởng thức luôn mà thường treo xác trên các cành cây cao.
Đặc biệt là những cành cây có nhiều gai nhọn hoặc các hàng rào thủy tinh, hàng rào dây thép gai là nơi thường được đặt xác con mồi.
Một là để những con mồi giả chết sẽ chết hẳn, hai là để tránh kẻ thù tới cướp đồ ăn.
2. Cách nuôi và chăm sóc Chim Bách Thanh khỏe mạnh
Hiện nay ở Việt Nam trào lưu nuôi các giống chim độc lạ ngày càng nở rộ. Nên nhiều người đã bắt đầu tìm mua và nuôi tại nhà giống chim này. Để chăm sóc được những chú chim Bách Thanh khỏe mạnh, bạn hãy tham khảo những kỹ thuật nuôi dưới đây nhé.
2.1. Thực đơn của Chim Bách Thanh
Trong điều kiện môi trường tự nhiên, Chim Bách Thanh có thể ăn chuột đồng, các loại côn trùng, sâu bọ nhỏ như sâu gạo, cào cào, châu chấu, bọ ngựa… Bên cạnh đó chúng cũng có thể dễ dàng xơi tái 1 chú cóc, 1 con rắn.
Với sự ưu ái từ thiên nhiên Chim Bách Thanh gần như miễn nhiễm với nọc độc từ rắn, ếch cũng như các loài côn trùng khác.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chúng thường để con mồi chết một thời gian để độc tố thuyên giảm rồi mới thưởng thức bữa ăn của mình
Trên thực tế Chim Bách Thanh có sức khỏe vô cùng tốt nên rất dễ nuôi. Thức ăn của chúng tương tự như chim oanh cổ đỏ.
Bạn có thể trộn bột đậu xanh, trứng gà, bột cá, ngô rồi đem rang lên để cho chim ăn dần. Bên cạnh việc bổ sung các loại thức ăn tươi như chuột, rắn, ếch, nhái… cũng rất cần thiết.
Chú ý khi cho chim ăn, bạn nên đeo găng tay bảo hộ, để tránh trường hợp chim cắn trúng tay gây sát thương. Bởi mỏ của những chú Chim Bách Thanh rất sắc nhọn.
2.2. Lồng nuôi Chim Bách Thanh
Cũng giống như các loài chim ăn thịt khác, Bách Thanh có tính cách vô cùng khó chiều. Chính vì vậy, nếu bạn nuôi nó trong một chiếc lồng thì chiếc lồng phải đảm bảo yếu tố chắc chắn, các thanh nan cần dày và có khoảng cách vừa phải. Khi mới mua về, bạn cần nhốt chúng trong lòng từ 3-4 ngày để chúng quen dần và thích nghi với môi trường sống.
Hãy buộc chân Chim Bách Thanh vào chân ghế hoặc chân bàn, rồi thả ra khỏi lòng cho nó có khả năng tự do được chạy nhảy. Tuyệt đối bạn cần cách ly chúng với các giống chim khác như chào mào, vành khuyên,… Bởi Bách Thanh hoàn toàn có thể sát hại các loài chim này bất cứ lúc nào ngay cả khi không cảm thấy đói bụng.
Bạn cần chuẩn bị một chiếc lồng tốt, sạch sẽ và được đặt ở vị trí thuận lợi thoáng đãng. Bên trong lồng cần đảm đảm đầy đủ các yếu tố về thức ăn, nước uống tạo điều kiện cho chim khỏe mạnh, mau lớn và không bị nhiễm các bệnh.
Ngoài ra, cần giữ nhiệt độ ổn định cho chim và khi trời lộng gió, hãy treo áo lồng và di chuyển ra chỗ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời khi thời tiết quá nóng bức. Không chỉ vậy, chim khi mới được bắt về sẽ rất nhút nhát và bạn cần hạn chế để chim tiếp xúc với người lạ. Hãy kiên nhẫn tập cho chim ăn và chăm sóc cẩn thận trong quá trình đầu.
Chimcanh.net hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn đã hiểu rõ hơn về Chim bách thanh là chim gì? Cách nuôi và chăm sóc chim bách thanh khỏe mạnh. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp ích nhiều cho những bạn mới bắt đầu tập nuôi chim. Chúc bạn sẽ có được một chú Chim Bách Thanh như ý và khỏe mạnh.