Nếu đã từng là một chuyên gia về chim cảnh, bạn sẽ biết kỹ thuật nuôi cực kỳ quan trọng. Trong quá trình nuôi, dù là người mới chơi hay đã chơi lâu. Chắc chắn sẽ gặp phải lúng túng khi chăm sóc chúng.Việc tìm hiểu về cách nuôi và chăm sóc chúng thật kỹ trước khi nuôi rất quan trọng. Sau đây, chimcanh.net sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách nuôi và chăm sóc chim Chích Bông nhé!
Đặc điểm chim Chích Bông
Chim Chích Bông có tên khoa học là Dicaeidae, chúng có tên khác là chim sâu xanh. Có đuôi ngắn, mỏ ngắn, cong và dày cùng chiếc lưỡi hình ống. Đặc trưng cuối cùng phản ánh tầm quan trọng của mật hoa trong khẩu phần ăn của nhiều loài… Chúng thường có màu lông xỉn màu. Mặc dù ở một vài loài thì chim trống có bộ lông màu đỏ tươi hay đen bóng.
Nếu bạn nuôi chim mà không cần một chú chim có giọng hót hay. Thì ngoài chim vành khuyên bạn có thể chọn nuôi chim sâu để giải trí. Loại chim này có giá thị trường chẳng hề đắt đỏ. Ngược lại chúng có thể rất dễ tìm rất nhiều nơi. Chim Chích Bông có khẩu phần ăn đơn giản và không nhiều thế. Nên bạn không cần quá lo lắng về chi phí ăn uống của nó.
Chim Chích Bông có cơ thể mập mạp, cổ, đuôi và chân ngắn. Đôi mắt tròn xoe, có hồn và có chiều sâu, mỏ ngắn, cong và dày, lưỡi dài, hình ống. Bộ lông dài, dày, bóng mượt và không xoắn vào nhau, xỉn màu, thường có màu xanh lá đặc trưng. Tuy nhiên, một vài chim sâu trống có bộ lông màu đỏ tươi hoặc đen bóng.
Chim Chích Bông có hệ tiêu hóa đặc biệt. Được tiến hóa giúp chim có thể thích nghi với việc tiêu hóa có hiệu quả các loại quả mọng.
Chúng rất nhanh nhẹn, chúng di chuyển rất nhanh và linh hoạt khi chuyền từ cành này sang cành khác. Chim sâu hót hay, giọng thanh, cao vút, chúng có thể hót liên tục không ngừng nghỉ. Thậm chí có thể hót khi đang chuyền cành.
Cách chọn giống Chích Bông tốt
Chọn chim Chích Bông mồi thì bạn nên chọn những chú chim to khỏe, không bị dị tật. Có đầu to và hình elip, mí mắt trên của chim đưa ra ngoài, có hốc mắt sâu. Khi bạn đã chọn được cho mình một chú chim sâu xanh mồi ưng ý. Bạn hãy cho nó sống trong lồng cho quen dần, mỗi ngày cho chim ăn sâu quy và cám trứng.
Trong thời gian chim chưa trổ đuôi lau mép còn vàng. Bạn nên để vào lồng thêm một chú chim mái để kích lửa cho nó. Khi chim đã mọc hai sợi đuôi lâu thì ta bắt đầu mang ra rừng dợt, và treo chim mái gần bên cạnh. Được chim mái thúc mỗi lần bổi rừng về, chim trống sẽ ngày càng căng. Đến lúc chim đã thật sự dữ thì không cần treo chim mái gần nữa.
Cách chăm chim Chích Bông
Nếu bạn nuôi chim non, bạn phải giành thời gian đút cào cào cho chúng ăn. Nếu là chim bẫy được, nên trùm một chiếc áo lồng, chỉ hé một khe nhỏ. Để trong khoảng hai ngày để chim thích nghi với điều kiện nuôi nhốt. Rồi từ từ mở rộng áo lồng và mở hẳn khi chim thực sự quen.
Nếu là chim đẻ, lồng nên được che chắn toàn bộ. Chỉ để trống phần cửa để thay mới thức ăn và nước uống mỗi ngày. Ngoài ra, trong lồng cũng phải bố trí thêm một chiếc rổ nhỏ, có rơm rạ. Để chim làm tổ và đẻ trứng. Lồng chim phải được treo ở vị trí khuất gió, lý tưởng nhất là những nơi có cây cối xung quanh.
Lồng chim Chích Bông
Chim Chích Bông được nuôi trong lồng tre có khoảng cách nan và chiều cao vừa phải. Bên trong lồng được bố trí 1 khay đựng thức ăn là trứng kiến hoặc cám. Một khay đựng sâu khô, khay khác đựng nước.
Người nuôi cần thường xuyên bổ sung thức ăn, nước uống cho chim. Tránh trường hợp để chúng lả đi vì đói. Ngoài ra, cũng phải chú ý làm vệ sinh lồng, khay đựng thức ăn, thay nước cho chim khi cần thiết.
Thức ăn cho Chích Bông
Thức ăn chính của chim Chích Bông là sâu quy. Ngoài ra, chim sâu cũng có thể hút mật hoa, ăn quả mọng, cào cào non, nhện và sâu bọ. Trong điều kiện nuôi nhốt, chim sâu cũng có thể ăn trứng kiến, hoặc cám chuyên dụng dành cho chim cảnh được bày bán phổ biến ở các cửa hàng bán thức ăn cho chim hay siêu thị.
Cách phòng ngừa bệnh cho chim
Chim nhốt trong lồng thời gian dài ít vận động lại ăn nhiều đồ ăn có mỡ, có nhiều chất đạm nên dễ dẫn đến chứng béo phì. Mắc chứng này, chim trở nên chậm chạp, không hay nhảy nhót, đột ngột chết do lâu ngày không vận động.
Để tránh tính trạng trên, ta nên cho chim ăn một cách có khoa học. Đồng thời thường xuyên giúp chim vận động và cố gắng kéo dài thời gian hoạt động cho chim.
Khi bị bệnh, lông chim tả tơi, thân hình gầy gò, thường tỏ ra ủ rũ. Phân dính đặc có màu vàng trắng, mùi hôi. Bạn cần nhốt chúng vào những nơi ấm áp ít gió. Mỗi ngày cho uống 0.2 đến 1mg thuốc kiết lị hoà với nước đường. Cho chim uống liền trong 3 ngày.
Nếu thấy lông tả tơi, thở khò khè, ăn yếu dần, nước mũi chảy ra, có lúc toàn thân run rẩy. Số lượng tử vong do bị cảm và viêm phổi ở chim thường rất cao. Ta đưa chim vào nơi kín gió, ấm áp nhưng thoáng đoãng để tĩnh dưỡng. Dùng bông thấm với dầu thầu dầu lau nước mũi cho chim. Hoà nước đường trắng cho chim uống. Đồng thời mỗi ngày cho chim uống 2 lần 2-3 mg thuốc têtaxilin.
Với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể tự nuôi cho mình một chú chim Chích Bông rồi đó. Và chimcanh.net chúc các bạn thành công!