Chim Họa mi là một trong những giống chim cảnh được chọn nuôi nhiều nhất. Xuất hiện phổ biến trong hầu hết các gia đình chơi chim. Chúng hót hay lại đá giỏi, nhưng rất nhát người. Sở hữu trong tay một chú Họa mi to khỏe, hót hay thì thật sự tuyệt với. Bài viết dưới đây, chimcanh.net sẽ giúp bạn tìm hiểu cách nuôi và chăm sóc Họa mi sinh đẻ tốt nhất nhé!
Đặc điểm chim Họa mi
- Họa Mi tên khoa học là Garrulux Canorus. Sống nhiều ở trên các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La,…Chúng sinh sống ở bụi cây, rừng mở. Chủ yếu là vùng rừng rậm núi cao, khí hậu mát, lạnh, rừng thứ sinh, vườn và công viên.
- Chim thường có màu nâu hạt dẻ hoặc nâu vàng tùy từng loài chim. Lông vùng quanh mắt màu trắng làm nổi bật đôi mắt của chim.
- Mỗi mùa, một cặp chim có thể đẻ vài ba lứa. Hễ lứa này con chim sắp ra ràng thì chim mẹ đã đẻ tiếp lứa sau… Chúng ấp hơn hai tuần, nuôi con khoảng gần bốn tuần là xong một lứa. Mỗi lứa chim đẻ khoảng ba bốn trứng, chim tơ số trứng nhiều hơn. Và số con nở không chừng, có thể vài ba con. Và khi chim con đã bay thành thạo thì chúng lẻ bầy, mỗi con tự lo kiếm sống một nơi…
Chọn giống Họa mi tốt
- Chúng tôi khuyên bạn nên chọn Họa mi mái nên rừng đã 2-3 tuổi. Việc này đảm bảo được là nó đã qua 1-2 lần sinh sản. Có kinh nghiệm ấp trứng và nuôi con.
- Nên chọn con nhỏ con, lông bóng mịn, chân thấp. Nhất là phải chọn chú Họa mi dữ, điều này rất quan trọng. Vì khi ghép trống mà đánh nhau nó phải xùy, lăn xả vào mổ chinh phục lại Họa mi trống. Đó là con chim Họa mi hay.
- Nếu mà ép vào sợ trống thì con trống sẽ được đà ép tới. Chưa nói đến việc đẻ thì mi cái đã bị đánh đến chết rồi.
- Còn Họa mi trống thì chọn con to cọ, chân ngắn, to..theo tiêu chuẩn Họa mi chiến. Không cần con phải thật dữ vì Họa mi non sau này tính nết giống mẹ sẽ là nhiều. Vóc dáng sẽ giống bố.
Ghép cặp cho Họa mi
- Chọn xong cặp Họa mi bố mẹ ta tiến hành ghép. Để 2 lồng sát nhau, khi nào bạn thấy chim mái cứ sán lại cửa lồng cong đuôi. Ngóc cổ lên, miệng kêu ki..ki..ki..ki là ghép được.
- Đầu tiên là dùng cử công để ghép 2 lồng nhưng không có nan cửa để 2 lồng thông nhau. Lúc đầu Mi cái sẽ hơi hoảng bay loạn xạ. Nếu thấy Mi trống chỉ đứng ngoáy cổ, há miệng nhìn theo mái. Thì ta đã yên tâm là thành công bước đầu.
- Nhưng không được chủ quan để đấy bỏ đi chỗ khác vì có thể 5-10phút sau trống sẽ đánh chết mái ngay. Quy luật ghép là ta tăng dần thời gian ghép, lần ghép đầu tiên phải là buổi chiều. Dần dần mới ghép vào sáng sớm. Lần ghép đầu mà bạn ghép vào sáng sớm thì Mi trống sẽ đánh chết mái ngay.
- Từ từ chuyển chúng sang chuồng ghép để đẻ. Bạn phải tiếp tục ghép lồng cho chúng làm nhiệm vụ truyền ZEN thêm dăm ngày nữa.
Làm chuồng cho Hoa mi sinh nở
- Đây là 1 yếu tố cực kỳ quan trọng và quyết định thành công ở giai đoạn tiếp theo này. Giống chim Họa mi rât khôn. Ngoài việc chọn nơi làm tổ kín đáo tránh được cặp mắt kẻ thù phát hiện, lại nơi ấy thường không có tổ kiến, và cũng vắng bóng những loài chim dữ như chim cắt, chim Ó… xuất hiện.
- Chuồng phải được đặt ở nơi mát mẻ, yên tĩnh, ít người qua lại, tránh xa được chó, mèo. Nếu nóng quá phải có lưới đen che chống nắng nóng cả khoảng rộng xung quanh.
- Chuồng chỉ cần dài 2,5 mét, rộng 1,2 mét, cao 2 mét. Khung chuồng bằng sắt, xung quanh chăng lưới mắt cáo. Sàn chuồng lên là sàn đất và bên trong phải đặt một chậu cây tương xứng để tạo cảm giác tự nhiên cho chim.
- Nhớ là phải vệ sinh thường xuyên để tránh lông và phân chim làm bẩn chuồng gây bệnh tật. Như vậy là quá trình ghép đẻ coi như thành công, chúc các bạn có thể có một đôi chim sinh sản của riêng mình.
Thức ăn cho Họa mi
- Về thức ăn cho chim Họa mi, trong thời kì sinh sản. Họa mi mái thường ăn với tỉ lệ ¼ là cám gà đẻ, 2/4 là cám Ba Vì. ¼ còn lại là hỗ hợp lồng đỏ trứng gà, và một số men tiêu hóa.
- Ngoài ra, cũng nên cho mi ăn thêm hạt lạc sống để Họa mi mài mỏ, tránh trường hợp mọc ngọn mỏ sau này sẽ gây khó khăn cho việc bón cho Họa mi con. Còn họa mi trống thì chọn con to, chân ngắn, tốt nhất nên chọn Mi trống theo tiêu chuẩn mi chiến.
- Bên cạnh đó, thì cào cào và dế là thức ăn không thể thiếu cho 1 cặp họa Mi chuẩn bị vào mùa sinh sản
Sau cùng, chimcanh.net hy vọng, với kiến thức đã cung cấp đầy đủ trên. Các bạn sẽ sở hữu một chú chim Họa mi sinh sản như ý rồi đấy. Chúc các bạn thành công!