Phân loại chim chào mào phổ biến và được yêu thích nhất tại Việt Nam

Chim chào mào là một trong những loài chim quý được nhiều người ưa chuộng vì ngoại hình đẹp và giọng hót hay. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Chimcanh.net sẽ giúp bạn phân loại các giống chim chào mào phổ biến và được yêu thích nhất hiện nay. Bạn đọc hãy cùng tham khảo nhé.

Phân loại chim chào mào
Chào mào lửa là biểu tượng của sự may mắn thành công

1. Giới thiệu về loài chim chào mào

Chào mào thuộc loại chim sẻ, là một trong những giống chim phổ biến và được nhiều người chơi chim yêu thích nhất hiện nay.

Loài chim này có kích thước nhỏ, chiều dài khoảng 17-23cm, nặng từ 60-80gr ở tuổi trưởng thành. Chim có chiếc đầu nhỏ và dài, mỏ cứng màu đen.

Thân của chào mào thuôn dài, lưng thẳng, bụng cong, chân nhỏ và khô. Điểm nhận diện đặc trưng của loài chim này là trên đầu có chiếc mào lớn. Chính vì thế nên mới được gọi là chim chào mào.

Xem thêm: Cách nuôi chim chào mào Huế khỏe mạnh, hót hay

2. Phân loại chim chào mào phổ biến tại Việt Nam

Chim chào mào được phân ra thành nhiều loại, dưới đây sẽ là những loại chim chào mào phổ biến và được nhiều người yêu thích nhất.

2.1. Chim chào mào Huế

Loài chim này có nguồn gốc từ Huế, mang trong mình giọng hót đặc trưng, nằm trong danh sách những giống chào mào quý giá và được săn lùng nhiều nhất.

Chào mào Huế sở hữu giọng thổ to, tiếng hót của chúng vang xa, rành rọt, mỗi lần hót là ra liền 6 đến 7 âm khiến những con chim xung quanh phải khiếp sợ.

2.2. Chào mào Trung Mang

Giống chim này có những điểm đặc trưng mà không một loài chim nào có được. Chúng được trời phú cho một chất giọng riêng biệt, không chỉ cao mà còn đầy uy lực.

Chào mào Trung Mang được nhiều đại gia săn lùng còn bởi vẻ đẹp mạnh mẽ, khỏe khoắn. Sở hữu bộ lông xám đen cùng chiếc cổ dài khiến loài chim này càng thêm dũng mãnh.

2.3. Chào mào bạch tạng

Đây là những chú chim bị đột biến gen được liệt vào hàng cực phẩm vô cùng quý hiếm và khó tìm. Toàn bộ lông của loài chim này là một màu trắng toát.

Giọng hót của chào mào bạch tạng cũng vô cùng đặc biệt với chất giọng cao, thanh, lanh lảnh. Với giống này, con nào lông càng trắng thì càng có giá trị cao.

Phân loại chim chào mào
Chim chào mào bạch tạng một trong những loài chim được săn lùng nhiều nhất

2.4. Chim chào mào lửa

Điểm nổi bật của chào mào lửa chính là bộ lông chúng có màu sắc đỏ rực như lửa. Không chỉ thế, chiếc mào nhỏ trên đầu cũng là một màu đỏ tươi khiến những người yêu chim mê mệt.

Những chú chim chào mào lửa này được ví như biểu tượng của sự may mắn, tài lộc, mang lại nhiều công danh, phú quý cho chủ nhân.

2.5. Chào mào nữ hoàng

Cũng giống như chào mào bạch tạng loài chim này được giới chơi chim rỉ tai nhau là loài chào mào hiếm, trăm năm mới gặp 1 lần. Chào mào nữ hoàng có vẻ đẹp mỹ miều với bộ lông trắng toát từ yếm đến đầu.

Xung quanh mắt của chim được tô điểm bằng một khoanh tròn màu đỏ toát lên sự đẳng cấp và quý phái. Hiện tại, giá của một chú chào mào nữ hoàng có thể lên đến vài trăm triệu đồng.

Phân loại chim chào mào
Lựa chọn được một chú chim chào mào đẹp, có giọng hót hay vô cùng kì công

3. Những lưu ý khi nuôi chim chào mào

Để nuôi được những chú chim chào mào khỏe mạnh, lanh lợi và hót hay thì bạn cần nắm được những lưu ý dưới đây:

– Tạo chế độ dinh dưỡng khoa học cho chim

Là một trong những loại chim sống hoàn toàn trong tự nhiên do đó thức ăn của chúng đa phần là hoa quả, rau xanh.

Bạn hãy lựa chọn cho chim những loại hoa quả có nhiều dinh dưỡng, thanh mát và ổn định hệ tiêu hóa như chuối, cam, dâu tây, đu đủ…

Mỗi tuần hãy cho chim ăn trái cây 3 lần. Các bữa còn lại thì cho chào mào ăn cám dành riêng cho chim để cung cấp đủ dinh dưỡng cho chúng.

Ngoài ra bạn cũng nên kết hợp cho chim ăn thêm các loại sâu khô, cào cào và châu chấu. Những loại thức ăn này có hàm lượng dinh dưỡng cao nên giúp chim sung mãn và căng lửa nhất.

Phân loại chim chào mào
Cần có chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc chu đáo để chim chào mào luôn khỏe mạnh, hót hay

– Lên kế hoạch tập luyện cho chim chào mào

Ngoài dinh dưỡng thì chế độ tập luyện cũng vô cùng quan trong. Để có thể tập giọng cho chim thì bạn cần thường xuyên cho chim ra ngoài giao lưu cùng những chú chim khác.

Hãy mạnh dạn để chú chim của mình thi đấu trên các trường chim giúp chúng phát huy được tối đa giọng hót vốn có, học hỏi và tiếp thu thêm được nhiều âm điệu mới từ những con chim đối thủ.

Bài viết phân loại chim chào mào phổ biến trên đây hy vọng là thông tin hữu ích đến bạn đọc. Dựa vào gợi ý của chimcanh.net bạn hãy cân nhắc lựa chọn loài chào mào mình yêu thích để chăm sóc ở nhà nhé. Chúc bạn luôn thành công!

About Đỗ Hà

Check Also

Cách nuôi và chăm sóc chim chào mào lửa căng lửa, siêng hót “nhàn tênh”

Chim chào mào lửa sở hữu vẻ đẹp khác biệt, vô cùng độc lạ với …