Cách nuôi chim chào mào Huế khỏe mạnh, hót hay

Khi nhắc đến chào mào chắc chắn những ai chơi chim sẽ không thể không biết đến giống chào mào Huế. Đây là dòng chào mào được nhiều người ưa chuộng và ưu ái nhất bởi ngoại hình khỏe đẹp, chất giọng hay. Trong nội dung bài viết hôm nay, Chimcanh.net sẽ giới thiệu đến các bạn cách nuôi và chăm sóc chim chào mào Huế đúng kỹ thuật nhất. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.

Cách nuôi chim chào mào Huế
Chào mào Huế có ngoại hình khỏe đẹp, chất giọng hay nên nhiều người yêu mến

1. Giới thiệu về chim chào mào Huế

1.1. Đặc điểm nhận dạng chào mào Huế

Chim chào mào có tên tiếng anh là Red-whiskered Bulbul, thuộc họ nhà chim sẻ biết hót. Loài chim này sinh sống rải rác ở khắp các vùng của châu Á.

Chào mao Huế có kích thước nhỏ và vừa, yếm chim đen đậm kéo sâu xuống cổ. Dáng chim khá đẹp, khi chim căng lửa thì đuôi xếp 1 cọng, lưng tôm, thân hình dài.

Xem thêm: Cách tắm cho chim hoàng yến đúng kỹ thuật

1.2. Tập tính sinh sống của chào mào Huế

Chào mào là loài chim sống theo đàn, thích cư trú ở những nơi có nhiều cây xanh và gần với khu chung dân cư. Vào mùa sinh sản, loài chim này thường làm tổ trên những cây xanh có tán lá thưa thớt.

Tuổi đời của loài chào mào Huế trong tự nhiên có thể lên tới 11 năm. Trong điều kiện nuôi nhốt thì tuổi đời của loài chim này sẽ cao hơn.

Cách nuôi chim chào mào Huế
Chim chào mào Huế có chất giọng đặc biệt

1.3. Tập tính sinh sản của chào mào Huế

Chào mào Huế sinh sản bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Cũng có nhiều cặp có thể sinh sản được 2 lần trong 1 năm.

Khi đến kỳ sinh sản, chim cái sẽ có dấu hiệu cúi đầu, đuôi dựng lên, cánh rũ xuống và kêu the thé để ve vãn bạn tình. Trung bình mỗi lần sinh sản, chim cái sẽ đẻ được từ 2-3 quả trứng.

Mỗi trứng dài khoản 20mm và rộng 15mm, trứng có màu cà nhạt xen kẽ các đốm nâu. Sau 12 ngày ấp trứng sẽ nở thành chim con. Lúc này, chim bố và mẹ sẽ thay nhau nuôi con cho đến lúc chim non trưởng thành.

1.4. Chất giọng của chim chào mào Huế

Về chất giọng thì chào mào Huế được chia làm 2 giọng chính là giọng thổ (trầm) và giọng chuông (thanh).

– Giọng thổ

Giọng này nghe rất đã tai, khi hót chim sổ ra giọng uy lực, đanh thép khiến những con chim xung quanh phải sợ hãi. Giọng chào mào Huế thường sổ khoảng 6 âm, nếu gặp đối thủ thì chúng sẽ sổ giọng đôi lên đến 10 âm vô cùng đặv biệt.

– Giọng chuông

Giọng chuông của chào mào Huế sẽ khác một chút so với các loài chào mào khác. Bởi nó có pha một chút âm trầm nhẹ. Khi chúng hót bạn sẽ thấy một giai điệu trầm bổng xen kẽ nhau.

2. Cách nuôi chim chào mào Huế

Cách nuôi chim chào mào Huế
Bạn cần dành thời gian chăm sóc và cho chim thư giãn mỗi ngày

Chim chào mào Huế không quá khó chăm sóc tuy nhiên ban vẫn cần phải đảm bảo thực hiện theo đúng kỹ thuật để chim luôn khỏe mạnh.

2.1. Chuồng nuôi chào mào Huế

Lồng nuôi chào mào Huế cần có kích thước lớn. Bạn nên chọn chất lượng lồng làm bằng kim loại nhằm tránh việc bị chúng làm hỏng lồng

Trung bình mỗi một con chào mào Huế sẽ cần không gian sống có diện tích ít nhất là 0,5 m2. Khu vực lồng ở của chim cần sạch sẽ và thoáng mát.

Bên trong lồng bạn cần phải bố trí thêm khay đựng thức ăn, nước uống và các loại đồ chơi để chào mào không cảm thấy nhàm chán mỗi ngày.

2.2. Thức ăn cho chào mào

Chào mào Huế vừa sở hữu ngoại hình đẹp, vừa có chất giọng hay nên được rất nhiều người lựa chọn. Chúng có tuổi thọ cao nên sẽ sống gắn bó lâu với các gia đình.

Chính vì thế, bạn cần dành thời gian chăm sóc, cho chim ăn uống tốt để chim luôn khỏe mạnh, hót hay, sinh sản tốt. Không được để chim bị đói, bj khát khiến chim bị yếu.

Cách nuôi chim chào mào Huế
Chim chào mào Huế dễ chăm sóc nên được nhiều người yêu thích

2.3. Tắm rửa cho chim mỗi ngày

Cũng giống như những loài chim khác, chào mào rất thích được tắm nắng và tắm mát. Bạn nên tắm cho chim mỗi ngày để giúp chim thoải mái hơn.

Hãy cho chim phơi nắng vào mỗi buổi sáng, tắm vào buổi trưa. Thực hiện lịch sinh hoạt đều đặn để chào mào có được thói quen cố định.

2.4. Chăm sóc sức khỏe chào mào

Chòa mào Huế được đánh giá là giống chim khỏe mạnh và cứng cáp, ít khi bị bệnh vặt. Tuy nhiên nếu bạn không chăm sóc chu đáo để chim bị ẩm ướt và lạnh thì chim có thể mắc phải một số bệnh sau đây:

– Bệnh nấm ở đường hô hấp

– Bệnh sốt do vi khuẩn chlamydia

– Bệnh viêm phổi, khó thở

– Bệnh viêm da, nấm ngứa

– Bệnh ký sinh trùng đơn bào

2.5. Tập luyện, vận động cho chim

Chim chào mào Huế rất năng động, thích nhảy nhót, tung tăng bay lượn. vì vây, dù trong điều kiện nuôi nhốt bạn vẫn cần đảm bảo cho chim một không gian thoải mái để tập luyện và thư giãn.

Trung bình mỗi ngày, chim chào mào cần được chơi đùa và vận động từ 3 đến 4 giờ. Không gian vui chơi cần được giám sát an toàn.

3. Chim chào mào Huế có giá bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loài chào mào Huế bị pha trộn. Không phải bạn cứ đến Huế mua thì chắc chắn đó là hàng chuẩn. Bởi vì, có rất nhiều người ở các tỉnh thành khác vì lợi nhuận mà mang các giống chào mào khác vào Huế để lừa bán giá cao.

Chính vì thế, bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi chọn mua một chú chim. Giá dao động hiện tại của một con chào mào Huế sẽ dao động từ 200 – 500 nghìn đồng/ con. Với những chú chim đã trải qua thi đấu thì giá từ 5 đến 30 triệu đồng. Thậm chí nhiều con đã từng đạt giải giá trị có thể lên đên 50 triệu đồng/ con.

Trên đây là những thông tin về chim chào mào Huế cũng như cách nuôi loài chim này. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ hữu ích tới bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!

About Đỗ Hà

Check Also

Cách nuôi và chăm sóc chim chào mào lửa căng lửa, siêng hót “nhàn tênh”

Chim chào mào lửa sở hữu vẻ đẹp khác biệt, vô cùng độc lạ với …