Vẹt Lovebird là giống chim vẹt khá nổi tiếng, chúng đã và đang được yêu thích và nuôi tại nhiều gia đình. Ưu điểm của giống vẹt này đó là giá thành vừa phải, dễ chăm sóc, chúng rất gần gũi với con người. Nếu bạn đang quan tâm tới loài chim này, để biết cụ thể vẹt Lovebird là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc ra sao. Bạn hãy theo dõi nội dung bài chia sẻ dưới đây của Chimcanh.net nhé.
1. Vẹt Lovebird là vẹt gì?
Vẹt lovebird còn có tên gọi khác là vẹt Mẫu Đơn, vẹt Uyên Ương. Chúng có nguồn gốc từ Châu Phi xa xôi.
Ngoại hình của lời vẹt này khá nhỏ nhắn, chiều dài trung bình chỉ khoảng 14cm, cân nặng 50g đối với những con trưởng thành. Bên cạnh vẹt Yến Phụng, vẹt Lovebird là giống vẹt rất được yêu thích và quan tâm nhiều tại Việt Nam.
1.1. Đặc điểm ngoại hình
Vẹt Lovebird khoác lên mình màu xanh lá cây từ cổ đến chót đuôi. Ở vị trí cánh sẽ có màu xanh đậm kéo lên phía bụng và ngực dưới sẽ nhạt dần. Mặt, cổ và mỏ của chim có màu đỏ tươi, nực có màu vàng, cam. Quanh mắt của chim sẽ viền trắng, bên trong có màu nâu cafe. Hiện nay với kỹ thuật lai tạo giống, loại vẹt này còn có thêm các màu cơ bản khác như vàng, da cam, xanh biển, đen, trắng,…..
1.2. Tập tính sống
Trong tự nhiên, vẹt Lovebird thường sống thành bầy đàn từ vài chục đến vài trăm con. Tính cách của loài chim vẹt này nhìn chung khá ồn ào, chúng hay đùa nghịch và kêu thét. Nếu bạn là người yêu thích sự yên tĩnh và nhẹ nhàng thì sẽ không thích hợp để nuôi loài chim vẹt này ở nhà.
Vẹt Lovebird sinh sản quanh năm. Ở mỗi lứa chúng sẽ để từ 6 – 8 trứng, thời gian ấp là trong 19 ngày. Tập tính của chim là sẽ sống cặp cả đời và cùng nuôi con, chứ không bắt cặp ngẫu nhiên. Đối với những chú chim non khi được 35 – 40 ngày tuổi sẽ có thể tách đàn. Đến thời điểm khoảng 50 ngày là đã có thể tự kiếm ăn.
Xem thêm: Vẹt Yến Phụng là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc ra sao?
2. Cách nuôi và chăm sóc vẹt Lovebird
Để nuôi được một chú vẹt Lovebird khỏe mạnh, thông minh, đáng yêu bạn hãy áp dụng theo đúng những kỹ thuật sau:
2.1. Chế độ ăn uống
Vẹt Lovebird không những chỉ là loài vẹt đẹp nhất mà chúng còn là loài vẹt có tuổi thọ lâu dài. Sự khác biệt của loài vẹt này đối với các loài vẹt khác đó là ở hệ tiêu hóa phát triển và liên tục. Chỉ cần trong quá trình nuôi dưỡng bạn cho vẹt chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học thì chắc chắn vẹt sẽ khỏe mạnh và sống lâu.
Thức ăn chủ yếu của vẹt Lovebird
Thức ăn ngũ cốc
– Yến mạch: Tính năng chính của sản phẩm là ăn đồng thời và tăng cường cứng mỏ.
– Kê thô: Đây là loại thức ăn không thể thiếu, lượng có thể lên tới 50 phần trăm trong hỗn hợp ngũ cốc. Bên trong kê thô có chứa nhiều vitamin, đồng, phốt pho và axit amin.
– Lúa mì: Trong lúa mì chứa nhiều protein, carbohydrate, vitamin E và B.
– Ngô ngũ cốc: Khi cho vẹt ăn loại hạt này cần phải được ngâm trước.Thành phần của các loại ngũ cốc bao gồm nhiều carotene, nguyên tố vi lượng, axit amin và vitamin K,…
Hạt và quả hạnh
– Hạt hướng dương: Cung cấp cho vẹt nhiều chất béo và axit béo, cũng như axit linoleic và linolenic.
– Hạt giống cần sa: Thực phẩm này sẽ giúp loại bỏ màng độc hại và làm cho hạt vô hại.
– Hạt lanh: Có tác dụng tốt trong việc bảo vệ ruột khỏi tác động của các sợi thô, cũng như giúp chữa ho và khò khè.
– Các loại hạt khác: Ví dụ như đậu phộng, quả phỉ, quả óc chó và các loại hạt Brazil. Đây là những loại hạt vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng. Cung cấp cho vẹt Lovebird nhiều chất béo, protein, muối khoáng, vitamin và phytoncides.
Rau xanh
– Dưa chuột: Có tác dụng tốt trong cải thiện khả năng miễn dịch và tăng tốc quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
– Lê và táo: Giúp bổ sung pectin, đường, vitamin C, carotene, tannin và các nguyên tố vi lượng khác nhau.
– Cam và chanh: Cho vẹt ăn lát chanh hoặc cam cộng thêm chút đường sẽ giúp cải thiện tình trạng cho thú cưng rất tốt.
– Dưa hấu: Chứa nhiều đường tiêu hóa nhanh, axit hữu cơ, sắt, phốt pho và kali. Cho vẹt ăn dưa hấu thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung thêm nước.
2.2. Môi trường sống
Trong thiên nhiên vẹt Lovebird thường sống ở hốc cây, tảng đá, bụi rậm. Bởi thế bạn nên mua vật liệu phù hợp để chúng có một tổ ấm thoải mái, có thể sinh sản thành công.
Kích thước lồng chim phù hợp là khoảng 45 x 45 x 30 cm, và khoảng cách giữa các song không quá 2cm. Bạn không nên mua lồng chim hình tròn, thay vào đó hãy mua hình vuông hoặc hình chữ nhật để vẹt có chỗ trú ẩn.
Trong lồng chim nên đặt nhiều cành cây có kích thước khác nhau để vẹt có chỗ bám đậu. Bát đựng thức ăn và nước uống sẽ đặt ở sát đáy lồng. Trong quá trình chăm sóc hằng ngày bạn cần phải vệ sinh lồng chim thường xuyên. Khử trùng cho lồng ít nhất là 1 tuần một lần.
2.3. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe Vẹt
Tiêm phòng và cho vẹt đi bác sĩ thăm khám thường xuyên là việc rất quan trọng. Trong quá trình nuôi dưỡng nếu thấy vẹt có những dấu hiệu bất thường cần phải đưa bác sĩ đưa chữa trị ngay.
Mỗi ngày bạn cũng nên dành thời gian nói chuyện, dạy bảo vẹt. Nếu để chúng ở một mình quá lâu có thể sẽ bị stress và sẽ tự nhổ lông của mình. Một khi bạn quan tâm và dạy bảo vẹt, chúng sẽ rất gần gũi và yêu thương bạn.
Trên đây là nội dung bài tổng hợp Vẹt lovebird là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc ra sao. Những thông tin này đều do Chimcanh.net tổng hợp từ các chuyên gia uy tín. Bạn đọc hãy tham khảo và áp dụng theo nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi. Chúc bạn sẽ nuôi được một chú Vẹt lovebird khỏe mạnh, đáng yêu.