Vẹt Mào còn có tên gọi khác là vẹt Cockatoo. Loài vẹt này sở hữu ngoại hình ấn tượng, trí thông minh cao, nói giỏi. Vì thế, nuôi vẹt Mào tại nhà đang là thú vui của rất nhiều người có sở thích chơi chim cảnh. Nếu bạn đang quan tâm về chim này, để biết rõ Vẹt Mào là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc đúng kỹ thuật ra sao. Bạn đọc hãy tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây của Chimcanh.net nhé.
1. Vẹt Mào là vẹt gì?
Vẹt Mào có tên khoa học là Cacatua Galerita, chúng được phát hiện ở Úc và các đảo xung quanh Châu Đại Dương. Đặc tính chung của loài vẹt này thường sống từ rừng ở các vùng ven biển và rừng ngập mặn. Tên gọi vẹt mào có ý nghĩa là chỉ loài vẹt mào có màu trắng hoặc màu vàng.
1.1. Đặc điểm về ngoại hình
Vẹt mào có kích thước từ trung bình đến lớn. Chiều cao trung bình của mỗi con vẹt này là khoảng từ 40 – 50cm. Chúng nổi bật so với các loài chim vẹt khác vì sở hữu bộ lông mào ấn tượng. Bên ngoài của vẹt được phủ một lớp lông màu trắng, xung quanh mắt có lớp da mắt màu xanh, đôi mắt nâu đen, mỏ có màu xám đen hoặc màu sẫm. Nếu là vẹt đực thì đôi mắt sẽ là mắt nâu đen, còn vẹt mái sẽ là mắt nâu đỏ. Sự khác biệt này chỉ nhận ra khi vẹt cockatoo đã trưởng thành; sự trưởng thành sẽ xảy ra ở khoảng 3 – 5 tuổi.
Chiếc mào sẽ được dựng ngược lên khi mà chúng bị kích thích hay muốn bày tỏ một cảm xúc nào đó. Lúc này chúng ta sẽ nhận ra được mào của nó có đến 6 chiếc lông màu vàng.
1.2. Tính cách của vẹt mào
Vẹt mào được biết đến là loài chim thông minh, tình cảm và cũng khá nhạy cảm. Khi được nuôi dưỡng từ nhỏ, chúng luôn quấn quýt, âm yếm và gắn bó chặt chẽ với chủ nhân của chúng. Điều này có nghĩa là chủ nhân của những chú chim này phải dành thời gian gần gũi và quan tâm đến vẹt thường xuyên. Trong trường hợp vẹt không được quan tâm, sẽ khiến chúng trở nên bị trầm cảm, rối loạn nội tiết tố.
Vẹt mào luôn thích sự vui tươi, ồn ào. Tuy nhiên đôi lúc chúng sẽ bị kích động và cáu gắt khi bị trêu chọc quá nhiều.
1.3. Khả năng nói của vẹt mào
Vẹt mào có khả năng nói khá tốt, tuy nhiên trình độ nói đến đâu sẽ tùy thuộc vào khả năng huấn luyện của con người. Với những chú chim được nuôi từ nhỏ, chúng sẽ có được khả năng nói khá ấn tượng. Ngoài sở hữu vốn từ vựng tốt, chúng còn có thể bắt chước được một số âm thanh của các loài động vật khác.
Vẹt mào có thể nhai loại những câu nói hay những đoạn âm thanh mà chúng nghe được trong khoảng thời gian nhất định. Những từ vựng mà vẹt mang lại sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng nỗ lực của chúng.
Khi huấn luyện vẹt nói, ban đầu bạn nên chú trọng vào những từ đơn giản. Khi chúng đã nhớ và nói được rồi bạn sẽ nâng lên những từ ghép và khó hơn. Nếu kiên trì luyện tập cho chúng, bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng mà bạn đã bỏ công sức ra. Và tất nhiên bạn cũng sẽ vô cùng tự hào về chú vẹt mà mình đã huấn luyện nên.
Xem thêm: Vẹt Xám Châu Phi là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc mà bạn nên biết
1.4. Tập tính sinh sản của vẹt mào
Trong tự nhiên chúng sẽ làm tổ trên những hốc cây, trên thân cây lớn. Chất liệu làm tổ khá đơn sơ, có thể chỉ là những sợi rơm, lá cây,…. Vẹt đực và vẹt cái sẽ tìm đến nhau thực hiện quá trình giao phối và đẻ trứng. Vì vẹt là loài sinh sản hữu tính, thụ tinh trong.
Vẹt mào mỗi lứa đẻ sẽ được từ 2 – 4 quả trứng. Trong thời gian ấp trứng vẹt mẹ sẽ chăm sóc con, còn vẹt bố sẽ đi kiếm thức ăn.
1.5. Tuổi thọ của vẹt mào
Vẹt mào là loài chim có tuổi thọ khá cao, chúng có thể sống được trên 40 tuổi. Đã có nhiều trường hợp ghi nhận vẹt mào có tuổi thọ lên tới 60 năm. Tuổi thọ của vẹt mào thế nào sẽ phụ thuộc vào cách bạn chăm sóc và đối xử với chúng như thế nào.
Cách nuôi và chăm sóc vẹt mào đúng kỹ thuật
Vẹt mào là loài chim không quá khó nuôi nhưng bạn vẫn cần phải đảm bảo đúng kỹ thuật. Sau đây Chimcanh.net sẽ gợi ý cho bạn quá trình chăm sóc vẹt mào đúng chuẩn nhất. Bạn đọc hãy tham khảo nhé.
2.1. Lồng nuôi cho vẹt
Khi mua lồng nuôi cho vẹt bạn hãy chọn một chiếc lồng phù hợp với kích thước của vẹt. Lồng có thể là hình vuông hoặc hình chữ nhật, miễn sao chiếc lồng đáp ứng được sự thoải mái, dễ chịu cho vẹt. Để chúng có thể thoải mái leo trèo, bay nhảy.
Ngoài ra bạn cũng nên sắm thêm một cầu có thiết kế uốn lượn để chúng đậu. Khay đựng thức ăn, đồ uống phải để riêng ra một chỗ. Trong quá trình chăm sóc hằng ngày bạn nên thường xuyên vệ sinh lồng để đảm bảo vi khuẩn không bị gây hại cho sức khỏe.
2.2. Thức ăn cho vẹt
Để vẹt luôn khỏe mạnh, bạn cần bổ sung cho vẹt chế độ dinh dưỡng thật tốt. Thức ăn cho vẹt sẽ bao gồm thức ăn dạng viên, rau củ quả,….
Thực đơn cho vẹt mào sẽ gồm có:
– Rau củ quả: xà lách, xà lách xoăn, cà chua, cà rốt, dưa chuột, cải xoăn, củ cải, cải xoong,ớt, bí, đậu xanh, rau mầm,…
– Trái cây: Táo, ổi, cam, quýt, dưa hấu,…
– Hạt: Ngũ cốc, hạt hướng dương, hạt kê,…
– Bạn cũng có thể tăng hàm lượng protein bằng thịt gà hoặc các loại thịt khác.
– Khi vẹt tập luyện với cường độ cao bạn có thể bổ sung thêm hạt óc chó, hạnh nhân, quả hồ đào giúp cơ thể khỏe khoắn.
Lưu ý: Không cho vẹt ăn bơ, socola, những thức ăn này rất có độc cho vẹt.
2.3. Nhiệt độ tốt cho vẹt
Vào mùa hè bạn nên để lồng thoáng mát, tránh để vẹt bị nóng quá, khiến chúng bị mệt mỏi và căng thẳng.
Còn vào mùa đông nên che chắn cẩn thận, để cho vẹt không bị cảm lạnh
2.4. Kiểm tra sức khỏe
Khi nuôi dưỡng tại nhà, bạn nên kiểm tra sức khỏe thường cho vẹt bằng cách cho chúng đến cơ sở thú y hay bác sĩ tại gia.
Những vấn đề sức khỏe vẹt có thể gặp phải
Dấu hiệu rõ nhất để nhận ra khi vẹt gặp vấn đề về sức khỏe như: lờ đờ, chảy mủ mắt, vấn đề về hô hấp. Việc này có thể điều trị tại nhà bằng thuốc kháng sinh
Sự thiếu hụt về dinh dưỡng cũng là vấn đề phổ biến ở vẹt. Mặc dù cho ăn đầy đủ nhưng chủ nhân của chúng lại không nhận ra chế độ ăn uống đang gặp vấn đề, chỉ khi đi khám sức khỏe thì mới phát hiện được vấn đề này.
Hy vọng với bài viết giới thiệu vẹt Mào là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc đúng kỹ thuật đã mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Mời bạn thường xuyên truy cập vào website để biết thêm nội dung hay và chọn lọc khác.