Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Sáo khỏe mạnh hót hay

Nếu đã từng là một chuyên gia về chim cảnh, bạn sẽ biết kỹ thuật nuôi cực kỳ quan trọng. Trong quá trình nuôi, dù là người mới chơi hay đã chơi lâu. Chắc chắn sẽ gặp phải lúng túng khi chăm sóc chúng. Việc tìm hiểu về cách nuôi và chăm sóc chúng thật kỹ trước khi nuôi rất quan trọng. Sau đây, chimcanh.net sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách nuôi và chăm sóc chim Sáo nhé!

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Sáo khỏe mạnh hót hay

Đặc điểm của chim Sáo

Sáo có tên khoa học là Sturnidae, nguồn gốc châu Á, được gọi là yểng hay sáo yểng. Còn nhiều loài châu Phi gọi là sáo ngũ sắc do chúng có bộ lông óng ánh nhiều màu. Bộ lông thường sẫm màu với ánh kim. Phần lớn các loài làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng.

Chim Sáo có chân khỏe, đường bay khỏe và thẳng, và chúng thích sống thành bầy. Môi trường sinh sống ưa thích của chúng là vùng nông thôn tương đối thoáng. Chúng ăn sâu bọ và quả. Một vài loài sống xung quanh nơi sinh sống của người. Chúng là những loài chim thực sự ăn tạp. Nhiều loài tìm kiếm thức ăn bằng cách há mỏ sau khi thăm dò nó trong bụi cây rậm. Thói quen này được gọi là thăm dò mỏ há.

Chim Sáo là một trong những loài chim cảnh được xếp vô loài chim cảnh dễ nuôi nhất của Việt Nam. Đây là một chú chim mang đặc tính thông minh. Ngoài ra chim này có những đặc tính thú vị khác. Chúng rất dạn khi tiếp xúc với con người không giống như các loại chim khác. Thậm chí chú chim này sau một thời gian nuôi dưỡng còn được chủ nuôi thả tự do. Nên nhiều người thường trêu đùa rằng nuôi loại chim này chẳng khác gì nuôi những chú gà chú vịt.

Cách chọn chim Sáo

Chim Sáo nói thường phổ biến 3 loại là Sáo đen, Sáo nâu và cà cưỡng. Tùy thuộc vào sở thích của mỗi người mà chọn từng loại chim Sáo khác nhau. Nhưng về cơ bản khi chọn nuôi chim Sáo nên chọn con to khỏe, đầu to, mỏ đẹp móng đẹp trong đàn. Chọn con linh hoạt hay kêu, chân cẳng to, mỏ to.

Lồng nuôi chim Sáo

Nuôi chim chỉ cần chọn loại lồng trung bình, bằng tre, bằng mây hay bằng lưới kẽm. Không giống như các loài chim cảnh khác như chim vành khuyên, chim chào mào, chim khướu, chim họa mi… chim Sáo không quậy chỉ thích đứng im tại chỗ nhưng nó lại thường dùng mỏ cạy cửa. Vì thế để bảo vệ lồng bạn nên dùng kẽm để khóa cửa lồng lại.

Chim sáo có đặc tính là ưa thích nhảy nhót – phải chuẩn bị lồng có không gian rộng rãi để chúng dễ dàng hoạt động. Lồng nuôi phải có then cài thật chắc – loài sáo rất nghịch ngợm và chúng có khả năng mở cửa chuồng bằng mỏ rất khéo.

Phía bên trong lồng nuôi chim, các bạn phải có riêng bát uống nước, bát ăn hạt – trái cây và bát ăn côn trùng riêng.

Thức ăn cho chim Sáo

Loại chim này có hình thức ăn uống khá dễ. Thức ăn chính của chúng là những con châu chấu, trứng kiến cào cào, các loại này bạn có thể tự ra đồng bắt hoặc các bạn có thể tìm mua ở nhiều nơi trên các chợ. Và các loại đồ tươi chim này rất thích, bao gồm chúng rất thích ăn các loại trái cây. Nếu bạn không có thời gian để mua các loại thức ăn trên thì bạn có thể mua các loại cám cho chim ăn dần cũng được. Việc nuôi chim này bạn sẽ không cần phải suy nghĩ hôm nay thực đơn cho chúng ăn sẽ là món gì.

Cách tắm cho chim

Bỏ đáy đựng phân ra, thay vào đáy hứng nước vào, bỏ ca thức ăn ra. Những ngày đầu khi chưa quen, ngồi cạnh lồng. Lấy một ngón tay nhúng vào tô nước vẫy vẫy cho nước tung tóe ra. Một lúc chim sáo sẽ nhẩy vào bát tắm như vịt. Vài ngày sau đã quen, cứ cho tô nước vào là tắm ngay. Nếu chim còn lười tắm thì để cách hai ba ngày mới cho tắm một lần. Thì khi đưa ca nước vào, chim sẽ lao vào tắm ngay. Những ngày mùa hè nóng, trưa nào cho tắm cũng được. Mùa khác thì hôm nào nắng lên mới cho tắm.

Phòng ngừa bệnh cho chim Sáo

Phân nát, nhão, không khô, thường bị dính vào chân chim hay đáy lồng, dính vào đít. Thì chim nhà bạn đã bị đi ngoài ỉa chảy đó. Cái này do người nuôi cho ăn quá nhiều thịt hoặc cám pha nước để lâu lên men, hoặc cám bị mốc, mối mọt. Bạn chỉ cần 1/4 viên berberin khoảng 1g hoà với nước trong cóng cho sáo uống trong ngày, liên tục trong 5 ngày.

Lông chim xơ xác do các kí sinh trùng gây hại bám vào lông và da, khiến lông xơ xác. Việc đầu tiên ta phải vệ sinh chuồng trại cho sáo. Vì sáo ăn nhiều thải nhiều nên khoảng 2 ngày thay đáy lồng. Cho sáo tắm bằng nước muối pha loãng. Tắm xong cho phơi nắng khoảng 15 phút cho ung trứng dận, bọ trên người sáo.

Sáo nuôi trong lồng không được thả lại bổ xung nhiều chất mỡ,đạm. Dẫn đến nguyên nhân sáo trở nên chậm chạp,sinh ra lười vận động ít hoạt bát.Có trường hợp sáo chết đột ngột cũng do nguyên nhân béo phì. Bạn cần cho sáo tắm nắng mỗi buổi sáng,và cho ăn uống điều độ lại.

Nếu khí hậu lạnh mà bạn không trùm áo lồng. Hoặc mùa đông sáo tắm xong không có nắng. Lúc đó hiện tượng sáo bắt đầu hắt xì lông xơ xác,toàn thân run lên. Sáo sẽ bị viêm phổi. Vì vậy, trước khi đi ngủ nên trùm áo lồng tránh lạnh cho sáo.để nơi ấm áp. Pha nước đường cho vào cóng nước.

Với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể tự nuôi cho mình một chú chim Sáo rồi đó. Và chimcanh.net chúc các bạn thành công!

Chimcanh.net

About Trần Nhung

Trả lời