Kỹ thuật phòng ngừa và điều trị bệnh cho chim Sơn Ca

Nếu đã từng là một chuyên gia về chim cảnh, bạn sẽ biết kỹ thuật nuôi cực kỳ quan trọng. Chơi chim sơn ca tương đối khó, thời gian tính bằng năm chứ không không thể một sớm một chiều mà chim hót được. Sau đây, chimcanh.net sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách phòng ngừa và điều trị bệnh cho chim Sơn Ca nhé!

Kỹ thuật phòng ngừa và điều trị bệnh cho chim Sơn Ca

Đặc điểm của chim Sơn Ca

Sơn ca có tên khoa học là Alaudidae, họ chim dạng sẻ, chủ yếu sinh sống tại Cựu thế giới. Chỉ một loài, sơn ca bờ biển là có sinh sống ở Bắc Mỹ. Tại đó nó được gọi là horned lark. Sơn ca là các loài chim nhỏ sống trên mặt đất. Thường có giọng hót mê hoặc và kiểu bay liệng kì dị

Ngày nay, sơn ca được ưa chuộng và xuất hiện phổ biến trong nhiều gia đình trên toàn thế giới. Chim sơn ca được mệnh danh là một trong những loài chim hót hay nhất. Thân hình nhỏ, sống chủ yếu trên mặt đất.

Một điểm nữa khiến nhiều người chọn nuôi chim Sơn Ca là loài chim này khá dễ nuôi. Thức ăn của chim thường là sâu, hạt ngũ cốc. Chim sơn ca chỉ đi chứ không nhảy, chúng sinh hoạt chủ yếu dưới mặt đất. Đặc biệt không thể đậu và chuyền trên cây như hầu hết các loài chim khác

Cách chọn chim Sơn Ca

Người nuôi nên chọn những con chim Sơn ca non để nuôi. Vì nếu lựa chọn chim Sơn ca đã già chắc chắn sẽ rất khó thuần hóa. Tuy nhiên, bạn cũng phải để ý rằng, chim Sơn ca trống và mái có màu lông tương đương nhau. Cho nên việc bạn phân biệt cũng gặp nhiều khó khăn.

Để phân biệt chim sơn ca trống mái thì có thể dựa vào các đặc điểm sau: chim sơn ca trống sẽ có phần đầu, ngực, vai to hơn chim mái, phần lườn cũng có lông nhiều hơn chim mái, lúc đi lại hay di chuyển đầu chim trống hay thò lên thụt xuống, phần ngực chim trống thường chẻ đôi.

Các bệnh thường gặp và cách chữa trị ở chim Sơn Ca

Trong quá trình nuôi, dù là người mới chơi hay đã chơi lâu. Thì đôi khi chú chim nhà mắc phải bệnh là điều không tránh khỏi. Quan trọng là cách phòng tránh và điều trị của bạn như thế nào. Sau đây, chimcanh.net sẽ nêu ra các loại bệnh phổ biến giúp bạn hình dung cụ thể về cách chữa:

Đi ngoài ỉa chảy

Phân nát, nhão, không khô, thường bị dính vào chân chim hay đáy lồng, dính vào đít. Để ý thấy chim khi ị xong thì vẩy đít. Thì chim nhà bạn đã bị đi ngoài ỉa chảy đó.

Có thể cám bị mốc do trời mưa hoặc để những nơi không khô thoáng mà mình không để ý. Hoặc cũng có thể cám có quá nhiều chất đạm, ăn quá nhiều mồi tươi chim không tiêu hóa hết. Bên cạnh đó, trong thời kì thay lông, sức đề kháng của chim yếu hơn so với bình thường. Cũng có thể gây ra hiện tượng này.

Điều bạn cần làm lúc này là chú ý đến cám, để cám ở những nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc. Hơn nữa, bạn hãy xem đến cóng cám những hôm trời mưa xong. Giảm lượng đạm trong cám nếu là cám tự làm. Cho ăn mồi tươi với chế độ vừa phải. Có thể nghiền viên B1 thành bột rồi cho vào cám hoặc vào cóng nước cho chim. Ngoài ra, tìm hoa cỏ may cho chim tuốt ăn.

Bệnh Kén mép ở chim cảnh

Khi mép chim sưng, xuất hiện một cục nhỏ như mụn trứng cá. Có thể có nhân trắng bên trong. Thì biểu hiện này cho tháy Sơn Ca đã bị kén mép. Chim bị thiếu chất hoặc chọc mỏ vào kẽ nan lồng.

Bạn đừng lo, chỉ cần bổ sung thêm chất cho chim như vitamin A có trong dầu cá. Nếu không để cái mụn già thành cục trắng cứng thì chỉ cần lấy kim gẩy ra. Khi nhân đã được lấy ra ngoài vết thương đó sẽ tự khỏi và liền nhanh chóng. Bạn dùng oxy già hay thuốc sát trùng để vệ sinh vết thương chim sạch sẽ. Tránh bị nhiễm trùng.

Bệnh đau chân

Nếu bạn thấy vết thương ở chân hở chim co chân khi đứng . Có thể chảy máu khiến chim đau, đi lại không bình thường, cà nhắc. Thì chính xác chim nhà bạn đã bị chân hở, đau chân. Đó là do bị các vật nhọn trong lồng đâm vào như thép buộc cóng hay nấm.

Bạn cần ngâm chân nước muối, rửa sạch bằng oxy già sau đó bôi Tetracyclin. Nếu nặng hơn tức vết thương sâu thì nên bôi những thuốc dành cho vết thương hở đặc trị

Vết thương sưng cục

Khi vết thương sưng tấy đỏ, nhiễm trùng, có cục gồ lên so với chân giống như bị lên đậu. Đi lại khó khăn hơn bình thường, có thể bị cà nhắc khi đi. Thì chim nhà bạn đã bị đau do bị nhiễm trùng do cát không sạch.

Về cơ bản vẫn làm giống vết thương bị hở. Tuy nhiên nếu thấy vết sưng cục to, có mủ ở trong thì nên dung kim chọc hết mủ. Sau đó, vệ sinh sạch sẽ cho chim bằng oxy già rồi bôi thuốc. Như thế vết thương sẽ nhanh chóng khỏi hơn

Với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể tự nuôi cho mình một chú chim Sơn Ca rồi đó. Và chimcanh.net chúc các bạn thành công!

About Trần Nhung

Check Also

Loại thức ăn phù hợp nhất để nuôi chim Sơn Ca phát triển

Chim Sơn ca là loài chim được mệnh danh là vua các loài chim hót …

Trả lời