Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Sơn Ca chuẩn nhất

Trong quá trình nuôi, dù là người mới chơi hay đã chơi lâu. Nếu đã từng là một chuyên gia về chim cảnh, bạn sẽ biết kỹ thuật nuôi cực kỳ quan trọng. Chắc chắn sẽ gặp phải lúng túng khi chăm sóc chúng.Việc tìm hiểu về cách nuôi và chăm sóc chúng thật kỹ trước khi nuôi rất quan trọng. Sau đây, chimcanh.net sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách nuôi và chăm sóc chim Sơn Ca nhé!

Kỹ thuật chăm sóc chim Sơn Ca chuẩn nhất

Đặc điểm chim Sơn Ca

Sơn Ca có tên khoa học là Alaudidae, họ chim dạng sẻ, chủ yếu sinh sống tại Cựu thế giới. Chỉ một loài Sơn ca bờ biển là có sinh sống ở Bắc Mỹ. Tại đó nó được gọi là horned lark. Sơn ca là các loài chim nhỏ sống trên mặt đất. Thường có giọng hót mê hoặc và kiểu bay liệng kì dị.

Ngày nay, Sơn ca được ưa chuộng và xuất hiện phổ biến trong nhiều gia đình trên toàn thế giới. Chim Sơn ca được mệnh danh là một trong những loài chim hót hay nhất. Thân hình nhỏ, sống chủ yếu trên mặt đất.

Một điểm nữa khiến nhiều người chọn nuôi chim Sơn ca là loài chim này khá dễ nuôi. Thức ăn của chim thường là sâu, hạt ngũ cốc. Chim Sơn ca chỉ đi chứ không nhảy, chúng sinh hoạt chủ yếu dưới mặt đất. Đặc biệt không thể đậu và chuyền trên cây như hầu hết các loài chim khác

Cách chọn giống Sơn ca tốt

Người nuôi nên chọn những con chim Sơn ca non để nuôi. Vì nếu lựa chọn chim Sơn ca đã già chắc chắn sẽ rất khó thuần hóa. Tuy nhiên, bạn cũng phải để ý rằng, chim Sơn ca trống và mái có màu lông tương đương nhau. Cho nên việc bạn phân biệt cũng gặp nhiều khó khăn.

Để phân biệt chim Sơn ca trống mái thì có thể dựa vào các đặc điểm sau: chim Sơn ca trống sẽ có phần đầu, ngực, vai to hơn chim mái, phần lườn cũng có lông nhiều hơn chim mái, lúc đi lại hay di chuyển đầu chim trống hay thò lên thụt xuống, phần ngực chim trống thường chẻ đôi.

Cách chọn lồng

Nuôi chim Sơn ca phải có lồng cao, đáy chắc chắn để đựng cát, nấm để chim đứng. Cũng phải chọn nấm có mấy nấc để tập cho Sơn ca đứng lên. Chim Sơn ca mới mua về các bạn cho vào lồng thấp khoảng 70cm có nấm thấp.

Chim thuộc thì tìm lồng cao khoàng 1,2m nấm khoảng 15cm là vừa. Nếu chim đã vừa thăng vừa hót rồi thì nên có lồng càng cao càng tốt. Nếu lồng thấp hơn Sơn ca bay mà đụng nóc thì chim sẽ ko thăng nữa.

Thức ăn của Sơn ca

Trong thời gian chim mới mua về, hoặc thời tiết thay đổi nắng mưa thất thường thì càng cần sự ổn định trong thức ăn, lồng trại. Bạn nên tránh việc quan tâm quá nhiều hoặc bỏ mặc chúng, cả hai đều không tốt cho chú chim.

Ngoài thiên nhiên chim Sơn ca thường ăn các loại côn trùng như sâu bọ, dế, gián. Và các hạt cỏ, hạt thực vật khô trên mặt đất. Việc cho ăn sâu tươi, dế quá nhiều và cám quá chất có thể sẽ không có lợi cho chim Sơn ca. Thậm trí có thể gây tác hại, chim dễ chết.

Khi nuôi trong lồng, ta làm thức ăn cho chúng bằng các loại như cám cò, cám gà, cám trứng. Để chim Sơn ca khỏe mạnh thì bạn nên chọn một loại cám ổn định, đầy đủ. Cám nên có thành phần chất xơ nhiều, giúp chim tiêu hóa tốt. Cám cò, cám gà chim ăn tốt, tuy nhiên cám không có chất khử mùi phân nên phân chim sẽ có mùi giống phân gà.

Cách tắm cho chim Sơn ca

Loài chim này không tắm bằng nước mà tắm bằng cát. Chúng ta cần thay cát mỗi tuần một lần cho chúng. Tối thiểu nhất là hai tuần một lần, cát sử dụng cho chim tắm là loại cát mịn. Và cần thây thường xuyên để chim không bị rận.

Khi thây cát dùng hai lông chim để sát cửa rồi lùa chim qua một bên thây cát. Không nên bắt chim lên làm như vậy nó sẽ bị nhát. Chim Sơn ca rất sợ bóng tối. Do đó mỗi buổi sáng ta nên cho chúng tắm nắng từ 2 đến 3 giờ. Sau đó mang vào treo chỗ mát có nhiều ánh sáng.

Đặc biệt ban đêm hoặc trong mùa thay lông cũng không nên chùm áo lồng. Trong một tuần ta nên bắt chúng ra rửa sạch chân bằng nước có pha thêm chút muối. Dọn móng chân cho chúng nếu quá dài và thay cát mới để nơi ở của chúng luôn đảm bảo sạch sẽ.

Cách phòng và điều trị bệnh

Chim Sơn ca cũng có thể hay bị kén mép sưng, xuất hiện một cục nhỏ như mụn trứng cá. Đó là dấu hiệu của sự thiếu chất hoặc chọc mỏ vào kẽ nan lồng. Bạn cần bổ sung thêm chất cho chim như vitamin A có trong dầu cá. Hoặc để mụn già chỉ cần lấy kim gẩy ra. Khi nhân đã được lấy ra ngoài vết thương đó sẽ tự khỏi và liền nhanh chóng.

Chim Sơn ca thường hay bị đi ngoài ỉa chảy. Nguyên nhân là do có thể cám bị mốc do trời mưa hoặc để những nơi không khô thoáng mà mình không để ý. Cũng có khi cám có quá nhiều chất đạm, ăn quá nhiều mồi tươi chim không tiêu hóa hết. Do đó, cần chú ý đến cám, để cám ở những nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc. Đặc biệt cũng cần chú ý đến cóng cám những hôm trời mưa xong.

Cách huấn luyện để cho chim Sơn ca hót hay

Để kỹ thuật nuôi chim Sơn ca thành công thì việc chăm sóc cực kỳ quan trọng. Nếu nuôi một vài chim non thì chúng không thể tự hót dù bạn có nuôi 1 đến 2 mùa. Do đó khi nuôi ta phải có một hai chim thầy tức là chim đã hót có nhiều mùa. Nhờ đó mà trong thời gian nuôi, lũ chim non luôn nghe ngóng chim thầy hót và dần dần chúng sẽ hót theo.

Để có được một chú chim Sơn ca hót hay. Bạn phải trải qua một quá trình nuôi, chăm sóc, huấn luyện nó một cách rất kì công. Phải trải qua một kỳ thay lông, một lần thay lồng và đến vài tháng chim mới bắt đầu hót. Do đó, để một chú chim Sơn ca hót hay thì bạn nên mua 10 chú chim non về nuôi. Và huấn luyện cùng một lúc từ đó có được sự chọn lựa được chú chim nào hot hay nhất. Thông thường người ta nuôi chim sơn ca Huế thì việc chọn lựa có tỉ lệ thành công cao hơn.

Với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể tự nuôi cho mình một chú chim Sơn ca rồi đó. Và chimcanh.net chúc các bạn thành công!

 

 

About Trần Nhung

Check Also

Kỹ thuật phòng ngừa và điều trị bệnh cho chim Sơn Ca

Nếu đã từng là một chuyên gia về chim cảnh, bạn sẽ biết kỹ thuật …

Trả lời