Cách làm chuồng cho vẹt đẹp và đơn giản nhất là vấn đề mà giới chơi vẹt cảnh rất quan tâm. Một chiếc lồng vẹt phù hợp sẽ giúp chú vẹt cảnh có thể tự do hoạt động và vui đùa, đồng thời thể hiện đẳng cấp của người chơi chim. Bài viết dưới đây, Chimcanh.net sẽ chia sẻ với bạn cách làm chuồng cho vẹt đơn giản nhanh. Hy vọng, bạn sẽ sớm làm được cho chú vẹt của mình một chiếc lồng ưng ý.
1. Có những loại chuồng cho vẹt nào?
Chuồng vẹt được chia thành 2 loại: chuồng vuông và chuồng tròn. Tùy theo sở thích của mỗi người mà sẽ sử dụng loại chuồng phù hợp.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý chuồng vẹt cần phải đủ rộng để chim bay nhảy, giúp chim tránh bị yếu khi sống trong chuồng nhỏ thời gian dài.
– Đối với lồng tròn: có nhiều kích cỡ. Bạn nên chọn lồng có không gian rộng và bố trí cầu dễ dàng cho chim di chuyển.
– Đối với lồng vuông thì nên chọn loại lồng 17 nan là hợp lý nhất. Loại lồng này sẽ giúp chú vẹt của bạn thoải mái hoạt động cả ngày.
Xem thêm: Cách tắm cho vẹt đúng và dễ thực hiện nhất ngay từ lần đầu tiên
2. Kinh nghiệm khi làm chuồng cho vẹt
Để có thể làm được chiếc chuồng vẹt đẹp và phù hợp nhất, bạn cần lưu ý một số những điều sau:
– Làm lồng có kích thước thích hợp: Lồng cho Vẹt ít nhất phải có kích thước từ 45cm x 60cm x 60cm trở lên. Tuy nhiên, bạn hãy ưu tiên kích thước chiều ngang bởi loài vẹt thường có thói quen bay ngang nhiều hơn bay lên xuống. Hạn chế làm những kiểu lồng dáng tròn, bởi loại lồng này thường không đủ không gian để vẹt bay.
– Làm lồng có chất liệu thép không gỉ: Khi làm chuồng cho vẹt bạn nên chọn chất liệu bằng thép không gỉ là tốt nhất. Không nên sử dụng kẽm, chì hay đồng thau bởi các chất này có khiến vẹt bị ngộ độc .
– Làm lồng có thiết kế song ngang: Vẹt là loài chim cảnh thích leo trèo. Do đó, một chiếc lồng thanh ngang sẽ giúp chúng bám và nhảy lên dễ dàng hơn. Khoảng cách hợp lý giữa các song luôn phải dưới 1,2 cm để chim không bị kẹt đầu vào giữa các song.
3. Cách làm chuồng cho vẹt dễ nhất
Đầu tiên để làm chuồng cho vẹt, bạn cần phải xem tập tính sống của loài vẹt đó phù hợp với không gian như thế nào. Từ đó, làm chuồng theo tính cách của chú vẹt và sở thích của bạn.
Sử dụng tấm lót chuồng cho vẹt để giữ vệ sinh cho vẹt
Làm chuồng nuôi vẹt phải đảm bảo luôn khô thoáng, sạch sẽ để phòng tránh bệnh. Bạn có thể dùng khăn giấy, giấy in hoặc giấy bìa để lót xuống dưới. Mục đích để hút ẩm giữ cho chuồng luôn khô, vẹt không bị bẩn, và cũng giúp phòng ngừa giun, sán.
Cố định ống để đựng thức ăn, bình nước uống vào chuồng cho vẹt
Ống đựng thức ăn và bình nước uống được gắn lên các song trong lồng ở vị trí vẹt có thể dễ dàng ăn uống. Bạn lưu ý, không được đặt ống thức ăn, bình nước uống dưới đáy lồng vì chim có thể thải phân vào gây nhiễm khuẩn.
Đặt thêm cành cây và các món đồ chơi bên trong chuồng cho vẹt
Trong lồng vẹt bạn nên đặt thêm một vài cành cây của cây ăn quả tự nhiên như vải, nhãn, ổi,… Cành cây được cố định chắc chắn, đường kính khoảng 1cm để vừa chân vẹt giúp vẹt thoải mái khi vẹt đậu.
Loài vẹt là loài chim có tính cách hiếu động và tò mò nên chúng thường cần các đồ chơi để thoải mái. Bạn có thể trang bị một số đồ chơi vào lồng như chuông, gương nhỏ, thang leo để vẹt hoạt động và khám phá.
Vị trí đặt chuồng cho vẹt phù hợp nhất
Vẹt là loài động vật có tính xã hội. Trong tự nhiên, chúng sống thành đàn và thường xuyên tương tác với bạn cùng đàn. Nếu bị giữ ở những nơi cách biệt, chúng có thể mắc chứng lo âu chia cách. Vẹt thích ở những nơi có người qua lại.
Lồng vẹt cần đặt nơi bạn hay đi lại để bầu bạn với vẹt. Lồng nên đặt sát tường, vẹt sẽ cảm thấy an toàn hơn. Vẹt là loài nhạy cảm với nhiệt độ nên tránh đặt lồng vẹt nơi nhiều nắng và gió.
4. Những lưu ý khi làm chuồng cho vẹt
Chuồng hình vuông hoặc chữ nhật sẽ thích hợp cho vẹt hơn vì lồng hình tròn khiến chúng cảm thấy không an toàn do không có các góc.
Bạn cần đảm bảo lồng phải đủ rộng để chú vẹt của bạn có thể leo trèo và chuyển động thoải mái. Lồng cũng phải có đủ không gian để gắn cành cây cho chim đậu, chỗ để đồ chơi, bát đựng thức ăn, nước uống, và chỗ cho chim nghỉ.
4.1. Cách chọn kích thước khi làm chuồng cho vẹt
– Kích thước lồng nhỏ nhất cho giống vẹt nhỏ vào khoảng: 60cm rộng x 60cm dài x 60cm cao
– Kích thước lồng nhỏ nhất cho giống vẹt to vào khoảng: 1,5m rộng x 1,8m dài x 1m cao
– Khoảng cách giữa các song là 1,2cm cho giống vẹt nhỏ
– Khoảng cách giữa các song là 10 cm cho giống vẹt to
4.2. Cách bố trí cầu khi làm chuồng cho vẹt
Anh em nên chọn loại cầu có đường kính khoảng 1 cm. Không chọn loại to hơn, hoặc nhỏ hơn. Bởi chọn loại nhỏ làm cho chim bám không hết cầu và một thời gian móng sẽ dài ra nhanh và lúc chim bay nhảy sẽ khó khăn, xui thì dính vào nan lồng hoặc áo lồng làm gãy móng, mất móng.
Còn chọn cầu to thì làm cho chim bám không hết cầu chim sẽ ra móng chào mào bị cong, vẹo và cầu bằng gốc, cành, rễ cây cũng làm móng chim ra không đều.
Cầu thì có loại cầu ngang, cầu bán nguyệt, cầu uốn lượn. Đặt cầu ngang chính phía dưới, nên đặt ở giữa lồng để bố trí thêm 2 cầu phía trên. Cầu ngang chính này cần cách đáy lồng khoảng 10 cm, để cho đuôi chim không đụng đáy và dính phân.
Với 2 cầu ngang phía trên đặt 1 cái phía trên 1 cái dưới 2 cầu đó cách nhau khoảng 3 -5 cm là được. Đặt 2 cầu ngang cầu chú ý cách với thành lồng 10 – 15 cm để chim bay nhảy, chuyền cầu không bị chạm lông đuôi vào thành lồng. Và 2 nan này phải đặt sao cho khi chim đứng thẳng thì đầu chim phải cách đỉnh lồng 5 cm, để tránh chim bị đụng mào vào đỉnh lồng và cảm giác khó chịu.
4.3. Bố trí móc thức ăn khi làm chuồng cho vẹt
Nên đặt cóng thức ăn cao hơn cầu khoảng 2 – 3 cm. Bố trí cóng nước ở phía dưới, thức ăn ở cầu phía trên, không nên đặt gần nhau để chim di chuyển thường xuyên giúp chim khỏe mạnh và tránh bị mập. Nếu chim có tật tắm trong cóng thì có thể dùng ống nước tự động vòi nhỏ.
Bài viết trên của Chimcanh.net về cách làm chuồng cho vẹt đẹp và đơn giản nhất hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn sớm làm được chiếc chuồng cho vẹt ưng ý nhất.