Cách tắm cho vẹt đúng và dễ thực hiện nhất ngay từ lần đầu tiên

Cách tắm cho vẹt thế nào mới đúng là băn khoăn của rất nhiều người chơi chim. Bởi bên cạnh việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chim thì việc tắm cho chim cũng vô cùng cần thiết góp phần không nhỏ trong việc phát triển của chim. Làm sao để chim tắm nhanh, dễ dàng, hiệu quả nhất mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Chimcanh.net.

Cách tắm cho vẹt đúng nhất
Tắm cho vẹt hàng ngày sẽ giúp chú vẹt của bạn khỏe mạnh, sạch sẽ, lông mềm và óng hơn

1. Tạo môi trường tắm cho vẹt phù hợp

Môi trường tắm cho chim rất quan trọng, chim không tắm thường sẽ do nhiều nguyên nhân như:

– Chỗ tắm đông người đi lại, nơi thiếu không gian như ánh nắng- ánh sáng

– Lồng tắm và ca tắm không phù hợp, cầu của lồng tắm cao quá so với ca tắm

– Nước tắm quá nhiều và ca tắm quá cao làm chim không dám xuống tắm

– Để sát lồng của các chú chim khác và không che lại nên chim không chịu tắm

Chính vì thế, khi tắm cho vẹt, bạn cần tuân theo một số quy tắc để không gây hại cho chim dưới đây:

– Trước hết, cần theo dõi nhiệt độ của nước và căn phòng. Nhiệt độ tối ưu sẽ nằm trong khoảng từ 22 đến 25 độ

– Tắm cho vẹt bằng nước sạch bởi vẹt có thể uống nước mà chúng văng ra

– Nước tắm không nên đổ quá nhiều (tối ưu là mực nước đến bụng của một con vẹt)

– Nên tắm cho vẹt trong phòng kín, không có sự xuất hiện cũng những lồng chim khác bên cạnh

2. Tìm hiểu tính cách trước khi tắm cho vẹt 

Cách tắm cho vẹt đúng và dễ nhất
 Bạn nên tập thói quen tắm ngay từ lần đầu cho chú vẹt của mình để việc tắm cho vẹt được dễ dàng hơn

Trước khi tắm cho vẹt bạn cần tìm hiểu kỹ chú chim của mình. Nếu là chim mới mang về và chưa thuần thì bạn cần phải nhẹ nhàng, cho chim ở khoảng cách xa để nhìn các chú chim khác tắm trước.

Bởi lúc này chim vẫn còn lạ, nên nếu bạn thực hiện cho chúng tắm ngay sẽ làm cho chúng hoảng sợ và không hợp tác.

Sau khi chú vẹt của bạn đã được nhìn các bạn của nó tắm xong thì bạn bắt đầu thực hiện cho vẹt vào tắm. Nếu vẹt vẫn chưa chịu tắm thì bạn tiếp tục qua lồng của con khác cho tới khi chú vẹt sẵn sàng.

Bạn chỉ cần thực hiện vài lần như vậy là vẹt sẽ quen. Bạn nên cố định vị trí lồng cho vẹt ngay từ những lần đầu, để sau này nó sẽ biết được thứ tự tắm của mình.

Xem thêm: Cách nhận biết và điều trị bệnh tiêu chảy cho Vẹt

3. Tập thói quen tắm cho vẹt từ đầu

Thói quen là những gì mà chúng ta tập cho chim, cần làm sao để chim sang qua là tắm liền. Khi chim đã quen tắm lồng nào và chỗ nào rồi thì khi bạn sang chim là nó bay xuống tắm tức thì.

Bạn không nên di chuyển chỗ tắm, thay đổi lồng tắm, ca tắm, thậm chí là cầu tắm.v.v. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến thói quen của chú vẹt.

Bạn cũng nên tập thói quen phun nước vài lần, sau khi quen thì chỉ cần phun 1 cái là chim nhảy xuống tắm ngay.

4. Quy trình tắm cho vẹt đúng cách

Cách tắm cho vẹt đúng và dễ thực hiện
Khi tắm, bạn chỉ nên đổ nước ngập từ 3 đến 5 cm để vẹt không bị sợ nhé

Khi tắm cho vẹt thì bạn nên đưa chú chim này sang lồng tắm. Bạn hãy chọn một cái lồng có kích thước vừa phải.Vì khi bạn cho chim tắm thì bạn cũng có thể tranh thủ vệ sinh lồng nuôi thật sạch sẽ. Để khi tắm xong bạn có thể để chú chim lại lồng.

Sau đó bạn sẽ đổ nước ấm vào một cái bát nông. Chỉ nên đổ nước ngập từ 3 đến 5 cm. Không nên đổ nước quá lạnh vì vẹt rất dễ bị cảm lạnh.

Nếu bạn thấy rằng chú chim của mình không thích bát nước, bạn có thể đặt cỏ cây sạch vào phía dưới cùng lồng chim. Chú chim của bạn sẽ thích lăn vào chúng để tắm táp.

Nếu bạn sợ nước bắn ra ngoài thì có thể đặt khăn lau dưới lồng chim. Khăn sẽ thấm những giọt nước bắn ra.

Nếu thích, bạn có thể đổ ít nước vào chậu rửa. Đưa chú vẹt vào đó rồi đóng cửa để nó không bay mất. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng chậu rửa phải sạch.

Tiếp theo, bạn chỉ cần để chú vẹt tự chơi đùa. Thường thì vẹt sẽ làm nước bắn tung tóe và vẫy cánh trong đó. Nước sẽ bắn ra khi chúng tự mình tắm.

Sau khi tắm xong, chú chim của bạn sẽ tự lắc mình để vẩy nước. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng nơi đó không có gió hay quá lạnh. Bạn có thể dùng khăn che phủ lồng để chim được ấm áp hơn.

Cuối cùng, khi quá trình tắm cho vẹt đã xong, bạn cần làm sạch bồn tắm. Hãy lấy bát hoặc bồn tắm cho chim khỏi ra lồng để rửa sạch.

5. Thời gian tắm cho vẹt tốt nhất

Như đã nói trên, vẹt rất ưa tắm nên bạn hãy tắm cho nó 1 ngày một lần vào những hôm trời nắng. Tốt nhất bạn nên tắm cho chim sau 12 giờ, lúc ấy trời khá oi bức nhưng khi tắm xong thì đây là thời điểm thích hợp cho chim tắm nắng để mau khô lông, tránh bị cảm lạnh.

Vào mùa đông thì khác, số lần tắm cho chim trong tuần sẽ phải ít lại. Hãy chọn những ngày nào trời có nắng nhẹ, không buốt để cho chim tắm. Hơn nữa, khi tắm bạn nên cho ít nước ấm và vào nhà vệ sinh tắm cho chim để đỡ gió lạnh.

Khi tắm xong bạn nên treo lồng chim vào chỗ kín gió. Tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị một cái bóng đèn sưởi để vẹt có thể sưởi ấm và rũ cho lông nhanh khô.

Nếu bạn gặp phải một chú chim không chịu tắm thì cũng đừng lo lắng. Bạn có thể làm theo cách sau. Bạn hãy lấy một cái bình xịt tạo sương (loại bình xịt cho cây cảnh) phun nhẹ lên người của chú vẹt để tạo cho nó sự ngứa ngáy, khó chịu,.. Bạn làm cách này hai đến ba lần thì chú chim có thể tự mình tắm được.

Lưu ý: Nên cho chim tắm sau 12 giờ trưa, không nên cho chim tắm vào buổi sáng. Vì khi đi thi đấu thường treo lồng lúc 7 giờ đến 9 giờ. Nếu chú chim của bạn có thói quen tắm buổi sáng thì khi treo lồng thi đấu rất có thể nó sẽ tắm cóng nước dẫn đến thua cuộc.

6. Cho vẹt tắm nắng hàng ngày

cách tắm cho vẹt đúng
Bạn có thể đổ ít nước vào chậu rửa để cho vẹt tắm tuy nhiên phải đảm bảo phòng kín tránh vẹt bị cảm lạnh

Ngoài việc tắm với nước ra, việc cho vẹt tắm nắng cũng là một việc hết sức quan trọng. Bạn hãy treo lồng của chim ở một nơi thoáng mát để nó có thể thỏa sức “hưởng” nắng trời.

Nhưng bạn không nên cho chim tắm vào những lúc nắng gắt mà việc này nên thực hiện vào buổi sáng, trước mười giờ là tốt nhất.

Mỗi ngày bạn chỉ cần cho chim tắm nắng tầm ba mươi phút cũng đã giúp vẹt hấp thụ vitamin D. Nhờ đó bộ xương của nó sẽ cứng cáp hơn, dạn người hơn, tinh thần hưng phấn.

Nếu bạn không tắm nắng cho chim thì càng ngày chúng sẽ càng còi cọc, ốm yếu, biếng hót. Vì vậy việc tắm nắng cho chim cũng là một điều quan trọng mà bạn nên chú ý nhé.

7. Những lưu ý khi tắm cho vẹt bạn cần biết

Một điều bạn cần chú ý là không nên tắm cho vẹt khi chúng đang hoặc mới lành bệnh. Cũng như những loài khác, đó là hai thời điểm mà chim đang rất yếu, tuyệt đối không nên cho tiếp xúc với nước.

Nếu chú chim của bạn đang bị bệnh mà bạn đưa nó đi tắm thì sẽ làm bệnh của nó nặng thêm. Cuối cùng chim có thể bị đuối sức và nguy cơ tử vong là rất cao. Còn khi chim của bạn vừa mới lành bệnh mà bạn đưa nó đi tắm thì rất có thể bệnh của nó sẽ trở lại.

Hơn nữa, đối với việc tắm nắng hay tắm bằng nước thì các bạn cũng nên chú ý thời gian và thời tiết thích hợp để tắm cho vẹt nhé. Không nên để nó tắm quá lâu, khoảng mười lăm phút là vừa đủ rồi.

Với những cách mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên thì mong rằng bạn có thể chăm sóc cho chú vẹt của mình có một sức khỏe tốt và vẻ ngoài hoàn hảo. Chúc các bạn thành công!

About Đỗ Hà

Check Also

Vẹt đầu hồng là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc giúp mau lớn, khỏe mạnh

Thú nuôi vẹt hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến, bởi lẽ loài …