Cách nuôi vẹt xích chân đúng kỹ thuật là vấn đề được rất nhiều người chơi chim cảnh đặc biệt quan tâm. Vẹt là loài chim rất thông minh, không chỉ có tiếng hót líu lo mà chúng còn có thể bắt chước tiếng người rất giỏi. Thế nhưng nuôi vẹt xích chân thế nào là đúng thì không phải người nuôi nào cũng nắm được. Dưới đây, Chimcanh.net sẽ chia sẻ chi tiết về cách nuôi vẹt xích chân chi tiết nhất cho người mới, hy vọng sẽ giúp bạn giải quyết nỗi lo này.
1. Đặc điểm của vẹt xích chân
Vẹt được mệnh danh là 1 trong những loài chim thông minh nhất thế giới và rất dễ nuôi. Vẹt xích chân là những chú vẹt được người nuôi dùng dây xích để đeo vào chân.
Vẹt xích chân có đặc điểm là rất hiền lành và rất thân thiện, chúng có khả năng nhái giọng rất tốt và khá dễ thuần.
Các ngón chân của chúng khá lớn, xù xì và có móng vuốt rất cứng và sắc nhọn. Điều này giúp chúng dễ dàng đu bám, leo trèo trên các cành cây.
Bao phủ toàn bộ cơ thể của chim là bộ lông dày rất mượt. Lớp lông vũ gần sát phần da của chúng rất mềm. Cánh và đuôi của chúng khá dài và được bao phủ bởi lớp lông dày và cứng.
Xem thêm: Cách nuôi vẹt bổi đúng kỹ thuật dành cho người mới
2. Cách nuôi vẹt xích chân đúng kỹ thuật
Vẹt xích chân có sức khỏe rất tốt, ít khi bị bệnh, tuổi thọ có thể lên tới 30-40 năm. Phù hợp với những người chơi ít kinh nghiệm. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải áp dụng quy trình chăm sóc đúng kỹ thuật để chú vẹt của mình luôn khỏe mạnh.
– Chế độ ăn của vẹt xích chân:
Vẹt xích chân cần một chế độ ăn phong phú với nhiều chất dinh dưỡng. Bên cạnh các loại hạt và thức ăn viên công nghiệp bạn cũng cần bổ sung thêm cho chú vẹt của mình một số loại ngũ cốc như hạt cây (hướng dương, hạt bí), hạt vỏ cứng (hạnh nhân, óc chó, hạt phỉ), lúa mì, thóc, lạc…
Thỉnh thoảng có thể cho vẹt “tráng miệng” hoặc ăn vặt bằng rau xanh, hoa quả (táo, đu đủ, cà chua, quả mọng).
Đối với chim non, kê vàng trộn trứng là thức ăn bổ dưỡng giúp chúng lớn nhanh và khỏe. Lớn lên một chút có thể tập cho ăn thức ăn cứng. Thay đổi đa dạng các loại thức ăn để tránh bị mất cân bằng dinh dưỡng.
– Không gian sống của vẹt xích chân:
Bạn cần đặc biệt lưu ý, luôn luôn duy trì nhiệt độ trên 10°C ở nơi nuôi vẹt. Là loài chim vùng nhiệt đới, chúng chịu rét rất kém. Khi thời tiết giao mùa hoặc trời lạnh, vẹt có thể mắc bệnh cảm cúm. Đây là bệnh rất nguy hiểm cho vẹt và các loại chim cảnh khác.
Chọn những chiếc lồng đủ rộng để chú vẹt của bạn có thể leo trèo và chuyển động thoải mái. Lồng cũng phải có đủ không gian để gắn cành cây cho chim đậu, chỗ để đồ chơi, bát đựng thức ăn, nước uống, và chỗ cho chim nghỉ.
Các loài vẹt đều có trí thông minh cao, chúng rất nhạy cảm và dễ bị stress nếu không có người chơi cùng. Chúng có tính cách khá ồn ào và có thể kêu suốt ngày, đặc biệt là bắt chước các âm thanh như còi xe.
Một số con sẽ trở nên hung hăng, hay cắn chủ, kêu hét rất to. Hoặc im lặng và tự nhổ lông cho đến trụi lủi. Do đó vẹt không thích hợp với những người thích sự yên tĩnh. Nếu có thể, bạn hãy nuôi theo một cặp để chúng đỡ buồn chán.
– Vấn đề vệ sinh của vẹt xích chân:
Vẹt xích chân cần được tắm rửa 1-2 ngày 1 lần. Bạn có thể đặt một chậu nước trong phòng để nó tự tắm. Việc này sẽ giúp giảm bớt kí sinh trùng và giúp chúng thoải mái hơn.
Loại bỏ thức ăn và nước uống trong bát, rửa sạch và thay thức ăn, nước uống mới mỗi ngày. Vẹt rất dễ bị nhiễm khuẩn, do đó giữ cho lồng sạch sẽ là điều cần thiết.
– Quan sát các vấn đề về sức khỏe của vẹt:
Một chú vẹt khỏe mạnh thường hoạt bát với môi trường xung quanh, hầu như luôn đứng thẳng và rất thích hoạt động. Nếu vẹt bắt đầu có dấu hiệu bị bệnh, bạn nên đưa nó đến bác sĩ thú y. Một số dấu hiệu cho thấy vẹt mắc bệnh bao gồm:
- Mỏ bị biến dạng, thụt vào hoặc bị loét
- Vẹt bị khó thở, thở khò khè
- Xuất hiện những vết bẩn lem mhem quanh mắt hoặc mũi
- Thay đổi về hình dạng và kết cấu của phân
- Vẹt gầy đi hoặc không muốn ăn
- Mắt hoặc mí mắt sưng phồng
- Những vấn đề về lông, bao gồm việc vẹt xé, nhổ lông và lông mỏng đi.
- Đầu gục xuống, thờ ơ hoặc quá im lặng.
3. Cách đeo xích chân cho vẹt đơn giản nhất
Một bộ xích chân vẹt gồm dây xích và vòng đeo chân. Dây xích có tác dụng kiểm soát hoạt động của vẹt. Không để chúng bay đi. Riêng vòng đeo chân (nhẫn) cho vẹt còn có in mã số. Là một loại thông tin liên lạc nếu chẳng may chim bị thất lạc.
Nếu bạn là người mới nuôi chim chưa có kinh nghiệm thì tuyệt đối không nên tự đeo vòng. Nếu thao tác không đúng rất dễ làm chân của chim bị thương. Cần chuẩn bị đầy đủ trước khi đeo vòng cho vẹt. Bạn cần chú ý những điểm sau:
– Mài nhẵn các cạnh sắc, lồi lõm của vòng chân. Kiểm tra các mối nối của vòng chân và xích xem có chắc chắn chưa, tránh trường hợp dây xích bị đứt.
– Đường kính của vòng đeo chân cho vẹt phải lớn hơn cổ chân vẹt 2-3mm. Đủ không gian để chân vẹt non phát triển và hoạt động.
– Không dùng chất liệu quá cứng, quá mềm hoặc là dễ bị hoen gỉ. Điều này sẽ gây tổn thương và nhiềm trùng cho chú vẹt nhỏ.
– Không nên đeo vòng cho vẹt quá sớm. Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xương chân của chim non. Tốt nhất là đeo sau khi vẹt được 100 ngày tuổi. Sau khi chuyển sang ăn hạt cứng thì đeo vòng chân.
– Đối với vẹt non và các giống vẹt nhỏ như vẹt Lovebird , Yến Phụng, không được dùng dây xích quá nặng. Nhưng phải chú ý dây chắc chắn.
4. Cắt sửa móng chân vẹt khi đeo xích
Ngoài việc đeo xích chân vẹt thì cắt móng chân định kì là công việc không được bỏ qua. Những con vẹt xích chân thường ít hoạt động. Do đó móng vuốt không được mài mòn thường xuyên. Dẫn đến móng chân mọc quá dài và sắc nhọn, cản trở hoạt động của vẹt.
Khi cắt móng, lưu ý phần lõi móng chân có mạch máu. Có thể phát hiện bằng cách soi dưới ánh sáng mạnh. Nếu cắt móng quá sâu sẽ làm đứt mạch máu, đôi khi mất máu quá nhiều không cầm được. Mặc dù tác dụng của phương pháp này khá tốt nhưng không áp dụng cho người chưa có kinh nghiệm.
Do đó nhiều người chơi thường dùng dũa móng để sửa móng chân cho chim cảnh . Cách làm: dùng khăn lông bao bọc lấy con vẹt, để lộ ra hai chân. Một tay cố định vẹt, tay kia dùng dũa để mài móng.
Một cách đơn giản khác là dùng cầu đậu mài móng kết hợp xích chân vẹt. Lắp cầu mài móng bên trong lồng nuôi, khi vẹt đậu bên trên, móng chân sẽ cọ xát vào cầu đậu với thanh mài móng. Cách này được khá nhiều người nuôi vẹt cảnh áp dụng.
Trên đây là cách nuôi vẹt xích chân đúng kỹ thuật dành cho người mới mà Chimcanh.net đã chia sẻ tới bạn. Chỉ cần thực hiện hết những kỹ thuật trên chắc chắn bạn sẽ có một chú vẹt khỏe mạnh, lanh lợi, biết nghe lời. Chúc bạn thành công nhé.