Cách nuôi vẹt bổi đúng kỹ thuật dành cho người mới

Vẹt bổi là những chú chim sống và trưởng thành ngoài thiên nhiên, bị con người bẫy được. Chúng có bản tính hoang dã rất cao và rất nhát người vì chưa được thuần hóa. Vậy cách nuôi vẹt bổi thế nào mới đúng kỹ thuật? Dưới đây, Chimcanh.net sẽ chia sẻ rất chi tiết về thông tin này.

Cách nuôi vẹt bổi đúng kỹ thuật
Vẹt bổi là những chú chim sống và trưởng thành ngoài thiên nhiên nên bản tính hoang dã còn rất cao

1. Tìm hiểu về vẹt bổi

Vẹt bổi là những chú chim hoang dã, mặc dù rất thông minh nhưng lại có bản tính hoang dã cao. Do đó chúng vẫn giữ nhiều hành vi và bản năng giống như họ hàng hoang dã của chúng.

Một số người chơi vẹt cũng gọi là những chú vẹt nuôi theo dạng tập thể trong lồng lớn hoặc sinh sản và ít tiếp xúc với con người cùng là “Vẹt Bổi”.

Loài vẹt này rất nhát người và chúng sẽ luôn chủ động tấn công bạn hoặc bay loạn xạ nếu bạn đến gần. Loại Vẹt Bổi thường cần từ 2 tháng đến 1 năm mới có thể thuần hóa được.

Xem thêm: Cách làm chuồng cho vẹt đẹp và đơn giản nhất

2. Cách nuôi vẹt bổi đúng kỹ thuật

Không phải giống vẹt nào cũng như nhau, do đó bạn cần tìm hiểu đặc tính của giống vẹt mà bạn định nuôi để nắm được kỹ thuật nuôi vẹt đúng nhất nhé.

2.1. Bố trí không gian sống phù hợp cho vẹt

Đây là vấn đề quan trọng nhất để bạn có thể thuận lợi nuôi được một chú vẹt khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Vẹt bổi vốn là loài chim sống trong tự nhiên, trong không gian rộng rãi và thực sự thoải mái.

Do vậy, khi bạn mang vẹt về nhà, dù cho có chăm sóc cẩn thận, có nuôi khéo léo đến đâu, có bố trí cho chúng những chiếc lồng tiện nghi thế nào chắc chắn không thể khiến cho chúng thoải mái 100% như khi sống trong tự nhiên.

Một chiếc lồng quá chật chắc chắn không thể khiến cho chú vẹt bổi cảm thấy thoải mái nhưng một chiếc lồng quá rộng cũng chưa chắc làm cho chúng vui vẻ. Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ tập tính, thói quen của vẹt trước khi đem đến cho chúng những chiếc lồng mà bạn nghĩ là đẹp nhất.

Khi đã quen, bạn cũng nên thường xuyên làm mới không gian sống cho vẹt cưng bằng cách thả chúng ra ngoài, cho chúng bay nhảy tự do một chút để thư giãn. Hoặc bạn cũng có thể mua các giá treo dạng cành cây để cho vẹt cưng chơi đùa vui vẻ sau khoảng thời gian ở trong lồng.

cách nuôi vẹt bổi đúng kỹ thuật
Cần bố trí không gian sống phù hợp, rộng rãi cho chú vẹt của mình

2.2. Tạo chế độ dinh dưỡng khoa học cho vẹt

Thức ăn dinh dưỡng của vẹt là những loại thức ăn đóng gói sẵn được sản xuất công nghiệp với nhiều thể dạng như dạng viên, dạng cục hay mảnh vụn.

Với loại thức ăn này, bạn không phải mất thời gian và công sức trong việc cho vẹt ăn. Bạn vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng cần thiết cho nó như các loại ngũ cốc, rau cải, hạt, trái cây, protein, vitamin và khoáng chất.

Việc tập cho vẹt thói quen ăn nhiều loại thức ăn hạt đa dạng sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Bằng cách thay đổi chế độ ăn thường xuyên cộng với việc theo dõi tình trạng thích nghi của chúng qua phân, bạn sẽ có được những bữa ăn chất lượng cho chim.

Lưu ý những loại thức ăn cho vẹt cần tránh:

– Những thực phẩm có nhiều chất béo như bánh rán, khoai tây, khoai lang chiên, socola,…

– Một số loại trái cây như lê tàu, hồng vàng

– Những chất, thức uống kích thích

– Muối, hành củ, hạt táo, các loại nấm, yến mạch

2.3. Giữ vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng cho vẹt

Cách nuôi vẹt bổi đúng kỹ thuật
Vẹt bổi cần được giữ vệ sinh sạch sẽ

Bạn cần dọn dẹp đáy lồng chim hai ngày một lần. Thay những tấm lót, vứt bỏ hạt, vỏ hạt, sỏi và đồ chơi vỡ hỏng…

Tốt nhất là nên chú ý làm sạch, dọn dẹp những thứ bừa bãi mỗi ngày một lần để tạo không gian sạch sẽ cho chú vẹt.

Rửa sạch và thay bát đựng thức ăn, nước uống hàng ngày. Loại bỏ thức ăn và nước uống trong bát, rửa sạch và thay thức ăn, nước uống mới mỗi ngày.

Loại bỏ các thức ăn dễ hỏng như đậu nấu chín ngay sau khi chim ăn. Vẹt có thể dễ bị nhiễm khuẩn, do đó giữ cho lồng sạch sẽ là điều cần thiết.

Đảm bảo dùng thuốc sát trùng an toàn cho chim để làm sạch lồng mỗi tuần. Thuốc này có thể mua ở cửa hàng bán thú cưng. Thuốc sát trùng thông thường dành cho người có thể quá mạnh và gây hại cho vẹt.

2.4. Cho vẹt đến bác sĩ thú y định kỳ

Để đảm bảo cho chú vẹt luôn được khỏe mạnh thì bạn cần tham khảo bác sĩ thú ý về các biện pháp phòng bệnh cho vẹt.

Đảm bảo bác sĩ thú y phải có chuyên môn chữa trị cho chim. Bạn nên lên lịch khám sức khỏe tổng quát hàng năm cho chim.

2.5. Tập các thói quen tốt cho chú vẹt bổi

Cách nuôi vẹt bổi đúng kỹ thuật
Hãy tập các thói quen tốt cho vẹt hàng ngày từ những điều đơn giản nhất

Vẹt là loại thú cưng có thể học nói và bắt chước con người khá nhanh. Thậm chí, có một số loại vẹt còn cực kỳ ưa nói, nói rất nhiều, nói không kiểm soát nếu như không được rèn rũa.

Dù chỉ những chú vẹt thông minh và lanh lạ mới có thể học nói nhưng bạn cũng hãy dạy cho chúng khi nào được nói, khi nào không nên nói và những gì được nói, những gì phải đặc biệt cấm kỵ.

– Dạy vẹt bổi những cử chỉ đơn giản:

Trên cơ sở đã thân thiện với vẹt, bạn sẽ dạy những hành vi đơn giản theo mục đích của mình. Ví dụ: Nếu bạn muốn tạo cho con chim của bạn trở nên quen với việc bị xử lý nhẹ nhàng, trước hết, bạn có thể vuốt ve với bàn chân và ngón chân của nó để không tạo nó phản ứng của nó về hành vi của bạn.

Dần dần nó sẽ quen và đưa chân của nó cho bạn vuốt ve là bạn thành công rồi. Tiếp đó, bạn nhẹ nhàng nâng đỡ đôi cánh của nó. Chú ý đừng để nó sợ khi đụng đến cánh của nó, vì chim rất nhạy cảm với việc đụng vào cánh.

Thao tác cuối cùng cần đạt được là làm sao để vẹt cho vuốt ve mỗi khi bạn tiếp cận với chúng. Hay nói vuốt ve là hành động biểu hiện thân thiện nhất giữa chủ và vẹt cũng như của vẹt và chủ.

Dạy vẹt bổi nhận biết âm thanh đơn giản:

Thân thiện với các con chim non thường xuyên cho phép bạn trở nên quen thuộc với tính cách và sở thích của từng con, giúp bạn tiếp cận với chúng dễ dàng hơn.

Bạn cũng sẽ dễ dàng điều khiển con chim theo ý mình bằng những cử chỉ đơn giản, như ra hiệu bằng tay, hay gọi nó lại gần.

Để gọi được con chim, đầu tiên bạn phải đặt cho nó một cái tên đơn giản, với một âm tiết để chim dễ bắt chước.

Dạy vẹt bổi nói những từ đơn giản:

Khi chú vẹt bổi đã chấp nhận những cử chỉ thân thiện, như vuốt ve, biết nghe tiếng gọi từ bạn, bạn sẽ dạy nó nói những từ đơn giản.

Công việc này cần lặp lại thường xuyên, vào một thời gian nhất định, buổi sáng sớm: 6-7 giờ, và buổi chiều: từ 5-6 giờ.

Khi dạy nói, nên để trong phòng yên tĩnh, với tâm trạng vẹt thấy thoải mái nhất, thì việc dạy nói mới có hiệu quả cao.

Nên tránh cho vẹt bổi tiếp xúc với nhiều người trong khi dạy nói, vẹt sẽ khó nhận ra những âm thanh tạp hay âm thanh cần huấn luyện. Hệ quả của việc này sẽ tạo ra cho vẹt phát âm không rõ tiếng hoặc nói những bậy bạ những từ ngoài ý muốn.

Trên đây là cách nuôi vẹt bổi đúng kỹ thuật dành cho người mới mà Chimcanh.net đã chia sẻ tới bạn. Chỉ cần thực hiện hết những kỹ thuật trên chắc chắn bạn sẽ có một chú vẹt khỏe mạnh, lanh lợi, biết nghe lời. Chúc bạn thành công nhé.

About Đỗ Hà

Check Also

Vẹt đầu hồng là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc giúp mau lớn, khỏe mạnh

Thú nuôi vẹt hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến, bởi lẽ loài …