Ở Việt Nam, chim Vẹt là loài thuộc top được ưa thích nhất. Chúng có màu sắc như một nữ hoàng tuyệt mĩ với giọng bắt chước vô cùng điêu luyện. Dưới đây, chimcanh.net sẽ giúp bạn nắm chắc các bước dạy vẹt nói. Thực hiện hết những bước trên chắc chắn bạn sẽ có một chú vẹt nói suốt ngày. Đồng thời hãy lưu giữ hình ảnh chim vẹt khỏe mạnh của bạn để khoe với mọi người thành quả nhé!
Đặc điểm của chim Vẹt
- Vẹt có tên khoa học là Psittaciformes. Là loài chim thuộc bộ Psittaciformes, với gần 372 loài trong 86 chi. Chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Bộ vẹt được chia ra làm ba siêu họ: Psittacoidea, Cacatuoidea và Strigopoidea. Loài vẹt thường phân bố khắp miền nhiệt đới với một số loài sinh sống trong vùng ôn đới Nam bán cầu.
- Vẹt đều có hình dáng và cách sống hao hao giống nhau. Nên mỗi khi chúng ta gặp một loại vẹt, dù mầu sắc và hình dáng lớn nhỏ khác nhau thế nào chăng nữa. Chúng ta đều biết ngay đó là giống vẹt.
- Có loại vẹt, chúng sống thành cặp đôi hai con, luôn luôn bên nhau. Cặp trống mái một khi đã thành vợ chồng là chúng không bao giờ xa nhau. Chúng gù gù những câu tâm tình như chim bồ câu. Giọng của chúng lúc đó âm sắc khác biệt như đang rủ rỉ nói với nhau những lời yêu đương nồng thắm. Trong mùa sinh nở, giọng thủ thỉ của chúng vẫn thế nhưng trâm trầm hơn. Và hầu như có sức mạnh khích thích đến sự tăng nở buồng trứng của con cái rất nhiều.
Cách chọn giống chim Vẹt
- Chọn vẹt bằng cách phân biệt trống mái. Hình thức bên ngoài có thể dễ dàng nhận dạng giới tính của chúng khi vẹt đã mọc đầy đủ lông. Vẹt còn quá non có thể không rõ bằng. Mỏ trên của con trống có màu đỏ tươi như ót, mỏ dưới xám đen, càng lớn càng đen. Còn mỏ của vẹt mái thì trên dưới như nhau, đều có màu xám đen cả.
- Chọn vẹt bằng cách phân biệt chim non với chim trưởng thành. Khi chim đã đầy đủ lông cánh và bay được thì khá khó phân biệt độ tuổi. Có hai yếu tố cơ bản ở tất cả họ hàng nhà vẹt khiến ta phân định được con chim này đã trưởng thành hay chưa.
- Mắt: đồng tử mắt vẹt thu nhỏ dần theo độ tuổi. Do vậy, nếu thấy một con vẹt có lòng đen đầy đặn toàn bộ mắt thì đó là con vẹt còn non. Càng lớn, lòng đen con mắt của chúng càng thu nhỏ lại, xuất hiện vòng tròn lòng trắng mắt bên ngoài.
- Mỏ và chân: phân biệt mỏ và chân chim sần sùi tự nhiên do độ tuổi với một loại bệnh nấm sừng làm sần sùi các bộ phận này.
- Như vậy, nếu mỏ chim óng mượt không có vết rạn, không gồ ghề, da chân chim mềm mại, không có vảy sừng trắng dựng lên thì đó là con vẹt còn nhỏ tuổi.
Thức ăn cho chim Vẹt
- Những loại thức ăn đóng gói sẵn được sản xuất công nghiệp. Với nhiều thể dạng như dạng viên, dạng cục hay mảnh vụn. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng cần thiết cho nó. Như các loại ngũ cốc, rau cải, hạt, trái cây, protein, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra còn giúp hạn chế vẹt của bạn ăn phải những thành phần dinh dưỡng nằm ngoài chế độ. Dẫn đến sự thiếu cân bằng trong dinh dưỡng.
- Rau cải và trái cây chứa đựng nhiều vitamin, cacbon hydro và khoáng chất. Rau cải là loại thức ăn không thể thiếu dành cho vẹt, chiếm khoảng 15 – 30% trong khẩu phần ăn. Còn trái cây thì giữ tỷ trọng ít hơn, chỉ khoảng 5% với tác dụng cung cấp đường và hơi ẩm.
- Tập cho vẹt thói quen ăn nhiều loại thức ăn hạt đa dạng sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Bằng cách thay đổi chế độ ăn thường xuyên cộng với việc theo dõi tình trạng thích nghi của chúng qua phân. Bạn sẽ có được những bữa ăn chất lượng cho chim.
Cách tiếp cận
- Dạy vẹt những cử chỉ đơn giản, thân thiện theo mục đích của mình. Nếu bạn muốn tạo cho con chim của bạn trở nên quen với việc bị xử lý nhẹ nhàng. Trước hết, bạn có thể vuốt ve với bàn chân và ngón chân của nó. Để không tạo nó phản ứng của nó về hành vi của bạn. Dần dần nó sẽ quen và đưa chân của nó cho bạn vuốt ve là bạn thành công rồi.
- Tiếp đó, bạn nhẹ nhàng nâng đỡ đôi cánh của nó. Chú ý đừng để nó sợ khi đụng đến cánh của nó, vì chim rất nhạy cảm với việc đụng vào cánh. Cuối cùng cần đạt được là làm sao để vẹt cho vuốt ve mỗi khi bạn tiếp cận với chúng. Hay nói vuốt ve là hành động biểu hiện thân thiện nhất giữa chủ và vẹt cũng như của vẹt và chủ.
- Thân thiện với các con chim non thường xuyên. Cho phép bạn trở nên quen thuộc với tính cách và sở thích của từng con. Làm bạn tiếp cận với chúng dễ dàng hơn. Và cũng như dễ dàng điều khiển con chim theo ý mình bằng những cử chỉ đơn giản. Như ra hiệu bằng tay, hay gọi nó lại gần. Để gọi được con chim, đầu tiên bạn phải đặt cho nó một cái tên đơn giản. Với một âm tiết để chim dễ bắt chước.
Dạy nói cho chim Vẹt
- Khi vẹt đã chấp nhận những cử chỉ thân thiện, như vuốt ve, biết nghe tiếng gọi từ bạn. Bạn sẽ dạy nó nói những từ đơn giản, thường là có nguyên âm a, o thì vẹt dễ học nhất. Ví dụ Xin chào. Công việc này cũng lặp lại thường xuyên, vào một thời gian nhất định, buổi sáng sớm: 6-7 giờ, và buổi chiều: từ 5-6 giờ.
- Nên để trong phòng yên tĩnh, với tâm trạng vẹt thấy thoải mái nhất. Thì việc dạy nói mới có hiệu quả cao. Nên tránh cho vẹt tiếp xúc với nhiều người trong khi dạy nói, Vẹt sẽ khó nhận ra những âm thanh tạp hay âm thanh cần huấn luyện. Hệ quả của việc này sẽ tạo ra cho vẹt phát âm không rõ tiếng hoặc nói những bậy bạ những từ ngoài ý muốn.
Với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể tự nuôi cho mình một chú chim Vẹt rồi đó. Và chimcanh.net chúc các bạn thành công!