Vẹt Ngực Hồng là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc thế nào đúng chuẩn?

Vẹt Ngực Hồng là vẹt gì cách nuôi và chăm sóc ra sao? Tất cả các thông tin này sẽ được Chimcanh.net chia sẻ ở bài viết dưới đây. Bạn đọc đang muốn nuôi loài chim vẹt này hãy tham khảo cụ thể và chi tiết ở bài viết dưới đây nhé.

1. Vẹt Ngực Hồng là vẹt gì?

Vẹt ngực hồng là giống vẹt khá phổ biến ở Việt Nam. Ở một số địa phương, giống vẹt này còn có tên gọi khác là vẹt Két. Hiện vẹt ngực hồng được phát hiện số lượng lớn ở một số nước như Indonesia, Việt Nam,… đặc biệt là quần đảo Andaman, khu vực Đông Nam Á hay Nam Á.

1.1. Ngoại hình của vẹt ngực hồng

Vẹt ngực hồng có kích thước tương đối lớn, phía đuôi thon dài. Khi trưởng thành, tổng chiều dài của vẹt có thể lên tới 20cm. Chúng có bộ lông vô cùng sắc sỡ, cuốn hút. Bên ngoài chúng bao phủ lớp lông màu xanh ở toàn thân, đặc biệt ở phần ngực còn có thêm lớp lông màu hồng khá đặc biệt.

Phần mỏ của vẹt có thể thay đổi màu sắc từ đen sang nâu, tùy thuộc vào quá trình phát triển. Ngoài ra, môi trường sống cũng như thức ăn cũng ảnh hưởng tới sự thay đổi màu sắc của Vẹt ngực hồng. Chúng là loài vẹt khá nhanh nhạy và linh hoạt.

Loài vẹt này có khả năng di chuyển tốt nhờ vào đôi chân vô cùng linh hoạt. Ngoài sử dụng chân để di chuyển, thì loài vẹt này còn sử dụng chân kết hợp với mỏ để bóc tách thức ăn, di chuyển một cách vô cùng thuần thục.

Vẹt Ngực Hồng là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc
Vẹt ngực hồng là giống vẹt rất thông minh và dễ chăm sóc

1.2. Tính cách của vẹt

Vẹt Ngực Hồng nhìn chung được đánh giá là khá thông minh, linh hoạt và rất hiếu động. Nếu bạn muốn huấn luyện chúng biết nói và biết thêm nhiều kỹ năng. Bởi khi được ở bên chủ từ đầu, chúng sẽ quấn quýt và yêu quý bạn nhiều hơn.

1.3. Cách phân biệt vẹt ngực hồng trống và mái

Cách phân biệt vẹt ngực hồng trống và mái khá khó khăn, bởi chúng có ngoại hình tương đối giống nhau. Đặc điểm để giúp người nuôi phân biệt được giới tính của loài Vẹt ngực hồng đó là dựa vào mỏ của chúng.

Từ lúc sinh ra đến 4 tháng tuổi thì mỏ của Vẹt ngực hồng trống lẫn mái sẽ tự động chuyển sang màu đen nâu. Tuy nhiên, khi chuyển sang 18 tháng tuổi, con vẹt trống sẽ có mỏ màu hồng, còn con mái sẽ vẫn giữ nguyên màu đen.

Xem thêm: Vẹt Sun Conure là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc tại nhà cho người mới

1.4. Tập tính sinh sản của vẹt ngực hồng

Vẹt ngực hồng bắt đầu mùa giao phối của mình vào tháng 1 đầu năm. Tuy nhiên, chỉ diễn ra ở một vài con.

Mùa sinh sản chính của vẹt ngực hồng phải kể đến vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.

2. Cách nuôi và chăm sóc vẹt ngực hồng chuẩn nhất

Nếu bạn đang muốn nuôi một chú vẹt ngực hồng mà lại chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy theo dõi chia sẻ mà Chimcanh.net ngay sau đây.

2.1. Cách chọn giống

Vẹt non được khoảng 10 – 15 ngày là bạn đã có thể bắt đầu chăm sóc. Thời điểm này vẹt đã đủ khỏe và tiếp nhận quá trình nuôi dưỡng từ con người. Theo kinh nghiệm là bạn nên chọn những con vẹt háu ăn, to mồm như thế lúc chăm sẽ dễ hơn. Bước chọn vẹt ban đầu khá quan trọng, vì nó quyết định cả quá trình chăm sóc thuận lợi hay không.

Vẹt Ngực Hồng là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc
Chọn được những chú vẹt ngực hồng tốt quá trình chăm sóc và nuôi lớn sẽ dễ dàng hơn

2.2. Chọn lồng nuôi

Chọn lồng nuôi cũng là bước vô cùng quan trọng. Bạn nên ưu tiên chọn những chiếc lồng bằng kim loại để bảo đảm an toàn. Với lồng nuôi của những chú chim non bạn nên lót thêm vài miếng vải, khăn để làm tổ và giữ ấm cho chim. Bạn cần thay vải thường xuyên, dọn phân để tránh tình trạng vi khuẩn phát triển và tấn công gây bệnh cho vẹt. Khi vẹt đã lớn thay vì nuôi trong lồng bạn cũng có thể sử dụng giá treo bằng kim loại có dây xích để nuôi vẹt.

Trong lồng nuôi của vẹt bạn cần trang bị đầy đủ cóng thức ăn, nước uống, máng phân, cây đậu. Bạn nên lựa chọn lồng phù hợp với kích thước của vẹt, làm sao có đủ không gian để vẹt bay nhảy thoải mái.

2.3. Thức ăn cho vẹt ngực hồng

Xây dựng cho vẹt chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học cũng là bước vô cùng quan trọng. Quan trọng nữa là loài chim vẹt này có phác đồ ăn khá phức tạp, thay đổi theo giai đoạn trưởng thành. Vì thế bạn cần dành thời gian tìm hiểu và nắm rõ từng loại thức ăn. Có như vậy mới đảm bảo cho sự phát triển và sinh trưởng cho vẹt sau này.

Vẹt Ngực Hồng là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc
Tùy từng giai đoạn mà chế độ dinh dưỡng khi nuôi vẹt hồng cũng cần có sự điều chỉnh

Giai đoạn mới nở đến 1 tháng tuổi

Thời điểm này sức đề kháng của vẹt khá yếu, chưa ăn được thức ăn cứng. Khi vẹt mới nở thì bạn có thể cho chúng ăn cháo ngô hoặc bột ngô pha loãng. Khi đã được 1 tháng tuổi thì có thể cho ăn hạt ngô non, mềm và không quá già. Hay nếu bận rộn bạn cũng có thể cho vẹt ăn thức ăn chuyên dụng.

Giai đoạn vẹt 2 tháng tuổi

Ở giai đoạn này vẹt ngực hồng đã lớn hơn, bạn có thể cho chúng ăn đa dạng nhiều loại thức ăn hơn. Cụ thể là hạt ngô, bắp, thóc, đậu phộng thì có thể cho ăn thêm hoa quả chín như đu đủ, ổi, thanh long, xoài…

Giai đoạn vẹt 3 tháng tuổi

Khi vẹt được hơn 3 tháng tuổi trở đi là đã có thể đủ lớn để ăn được hầu hết các loại thức ăn. Bên cạnh thực phẩm bình thường bạn có thể bổ sung thêm thức ăn sống như thịt, côn trùng, rau xanh, hoa quả tươi,… Chế độ dinh dưỡng này sẽ giúp cho vẹt ngực hồng có thêm nhiều dưỡng chất, giúp lông luôn mượt mà, óng ả.

2.3. Cách chăm sóc

Quá trình chăm sóc vô cùng quan trọng tới sự phát triển của các chú vẹt. Khi còn nhỏ bạn cần giữ ấm cho chim, cho ăn uống đầy đủ. Khi vẹt lớn lên, ngoài ăn uống đủ chất bạn còn phải cho chúng tắm mắt, tắm nắng thường xuyên. Vào mùa đông lạnh giá ở khu vực miền bắc thì ban đêm cần sưởi ấm cho vẹt, hoặc sử dụng vải trùm lồng cho vẹt.

Ngoài ra, với lồng chim bạn cũng phải khử khuẩn lồng chim thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn. Tránh sự xâm hại của vi khuẩn và các tác nhân nguy hiểm sẽ ngăn ngừa tốt bệnh tật ở vẹt.

Vẹt Ngực Hồng là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc
Bạn nên thường xuyên cho vẹt đi khám định kỳ để tiêm phòng và phát hiện các bệnh lý nguy hiểm

2.4. Phòng bệnh

Mặc dù là giống vẹt có sức đề kháng tốt, hiếm khi bị bệnh nhưng quá trình nuôi dưỡng vẫn cần phải thường xuyên. Bạn nên cho vẹt sử dụng thêm nhiều loại men tiêu hóa để vẹt cải thiện khả năng tiêu hóa. Bên cạnh đó, trong thời kỳ thay lông thì bạn cần bổ sung nhiều vitamin, chất dinh dưỡng để vẹt nhanh phục hồi và quá trình thay lông diễn ra nhanh hơn.

Nuôi vẹt ngực hồng không quá khó, chỉ cần bạn trang bị đầy đủ kỹ năng cần thiết. Hy vọng rằng nội dung bài chia sẻ vẹt Ngực Hồng là vẹt gì, cách chăm sóc và nuôi tại nhà hữu ích đến bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Kính chúc bạn luôn thành công!

About Đặng Tâm

Check Also

Vẹt đầu hồng là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc giúp mau lớn, khỏe mạnh

Thú nuôi vẹt hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến, bởi lẽ loài …