Vẹt Đuôi Dài Mặt Trời còn có tên gọi khác là vẹt Sun Conure, loài vẹt vô cùng thông minh và đáng yêu. Chúng có vẻ ngoài ấn tượng và đầy thân thiện. Kỹ thuật nuôi loài vẹt này không quá khó, không tốn nhiều thời gian và công sức. Trong nội dung bài viết hôm nay, Chimcanh.net sẽ giới thiệu rõ đến bạn vẹt đuôi dài mặt trời là vẹt gì, cách chăm sóc ra sao? Bạn đọc hãy cùng tham khảo nhé.
1. Vẹt Đuôi Dài Mặt Trời là vẹt gì?
Vẹt Đuôi Dài Mặt Trời có tên khoa học là Aratinga solstitialis. Tên tiếng anh của vẹt là Sun Conure, Sun parakeet,… Bên cạnh đó, theo World Parrot Trust, vẹt mặt trời đuôi dài còn được gọi ngắn gọn là Vẹt đuôi dài. Bởi vậy bạn sẽ không phải ngạc nhiên nếu như loài vẹt này có nhiều tên gọi như thế.
1.1. Nguồn gốc và xuất xứ của vẹt
Vẹt đuôi dài mặt trời có nguồn gốc từ các khu vực đông bắc Nam Mỹ. Ban đầu Vẹt mặt trời đuôi dài được Linnaeus xếp vào chi “Psittacus”. Sau đó được sắp xếp lại vào chi “Aratinga” và được chấp nhận rộng rãi đến ngày ngay.
1.2. Ngoại hình và màu sắc
Vẹt đuôi dài mặt trời là loài có kích thước trung bình với màu lông khá sặc sỡ và có thể sống thọ lên đến 25 – 30 năm. Đối với những con trưởng thành sẽ có kích thước là 30cm, nặng 110g. Cả con trống và mái đều có bộ lông tương đồng nhau. Bao phủ lên ngoài vẹt là bộ lông màu vàng cam tươi sáng với vệt màu xanh lá cây và xanh lam.
Những con vẹt non thường không có nhiều màu sắc như những con trưởng thành. Ban đầu con non sẽ có lớp lông màu xanh oliu, từ 06 tháng trở đi, bộ lông sẽ chuyển sang màu vàng cam.
Đến ngưỡng khoảng 1 năm tuổi, bộ lông của chúng sẽ có đủ màu sắc.
1.3. Giọng nói và tiếng hót
Vẹt đuôi dài mặt trời là loài ít nói chuyện, khả năng nói kém. Tuy nhiên, nếu nuôi từ nhỏ chúng cũng có thể phát ra được một số âm thanh đơn giản. Ví dụ như: Tiếng điện thoại reo, tiếng chuông cửa,….
Trong điều kiện nuôi nhốt chúng khá ồn ào, thường phát ra những tiếng khá lớn. Trong trường hợp chúng bị phấn khích, sợ hãi, chúng thường phát ra những âm thanh chói tai.
1.4. Tích cách của vẹt đuôi dài mặt trời
Vẹt đuôi dài mặt trời là loài sống xã hội, thường tập trung vào các món từ 15 – 30 cá thể. Trong tự nhiên, vẹt thường ít rời khỏi đàn, khi vô tình bị lạc khỏi đàn chúng sẽ phát ra tiếng kêu to, có thể truyền khá xa.
Trong tự nhiên, chúng thường “teamwork” khá tốt khi cùng nhau kiếm ăn, nghỉ ngơi, rỉ lông cho nhau và cảm đi tắm cùng nhau,….
2. Cách nuôi và chăm sóc vẹt đuôi dài mặt trời chuẩn nhất
Một chú vẹt cần được sinh sống trong môi trường lý tưởng, có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy, cách nuôi vẹt đuôi dài mặt trời chuẩn nhất thế nào? Nội dung bài viết dưới đây Chimcanh.net sẽ chia sẻ cụ thể đến bạn.
2.1. Lồng nuôi chim
Vẹt mặt trời có mỏ rất chắc khỏe, bởi vậy bạn nên chọn lồng nuôi có độ cứng cáp cao. Tốt nhất là nên chọn lồng kim loại, không nên chọn lồng làm từ gỗ. Ngoài ra, chiếc lồng phải đủ rộng để đem tới không gian sinh hoạt thoải mái dành cho vẹt. Bên trong lồng nên setup sẵn các khay, cốc đựng thức ăn nước uống.
2.2. Chế độ dinh dưỡng
Những chú vẹt đuôi dài mặt trời có chế độ ăn uống khá đa dạng, chúng có thể ăn các loại trái cây, quả mọng, côn trùng, cám công nghiệp,… Ngoài ra, chúng cũng có thể ăn các loại hạt như hạt hướng dương, hạt kê, lúa mì, lúa mạch và các loại hạt ngũ cốc.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mix các loại đá, khoáng, sỏi hoặc vỏ hầu xay để bổ sung thêm cho vẹt nhiều canxi. Giúp hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa cơ học.
2.3. Tập thể dục
Những chú vẹt đuôi dài mặt trời thường khá hiếu động, chúng có thể hoạt động với cường độ cao và liên tục. Bởi vậy bạn phải thường xuyên cho chúng tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.
Bạn nên cho chúng ra khỏi lồng tối thiểu là 03 giờ mỗi ngày để chúng được tự do bay nhảy. Nếu nuôi nhốt quá lâu sẽ khiến cho vẹt cảm thấy buồn bán, stress.
2.4. Chăm sóc sức khỏe
Cũng giống như nhiều loại vẹt khác, vẹt mặt trời thường gặp phải tình trạng rụng lông, rỉa lông lẫn nhau. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do một số nguyên nhân như ký sinh trùng, dị ứng, độ ẩm không khí thấp, căng thẳng,…
Ngoài ra, vẹt cũng có thể gặp một số căn bệnh phổ biến khác như: hói đầu, chảy máu lông, u nang, u mỡ hội chứng fray feather,… Bởi vậy nếu có điều kiện bạn hãy thường xuyên cho vẹt đi thăm khám bác sĩ thú y để được điều trị bệnh kịp thời.
2.5. Thời kỳ sinh sản của vẹt
Vẹt đuôi dài mặt từ 4 đến 5 tháng sẽ bắt đầu ghép đôi sinh sản. Chúng sẽ đạt độ trưởng thành về sinh dục khi tròn 2 tuổi. Trong giai đoạn sinh sản vẹt rất dễ thấy chúng sinh hoạt từng đôi cùng kiếm ăn và chải lông cho nhau.
Trung bình mỗi lứa vẹt sẽ đẻ được từ 3 – 4 quả trứng. Sau khi đẻ vẹt mái sẽ ấp trứng trong 23 – 27 ngày. Con vẹt trống sẽ canh gác bên ngoài để chống lại những kẻ săn mồi.
Những quả trứng sẽ nở sau 10 ngày ấp, những con chim non sẽ bắt đầu mọc những sợi lông đầu tiên. Thông thường vẹt con sẽ sống phụ thuộc bố mẹ từ 7 – 8 tuần. Chúng sẽ chuyển sang sống độc lập trong khoảng 9 – 12 tuần sau khi chào đời.
3 Vẹt đuôi dài mặt trời giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Vẹt đuôi dài mặt trời sẽ có giá bán chênh lệch khác nhau:
– Đối với con non giá bán trung bình là 500.000 – 600.000 nghìn đồng. Nếu bạn chọn nuôi từ con non thì hãy chọn con có bộ lông đẹp, nhanh nhẹn.
– Vẹt đuôi dài trưởng thành sẽ có giá bán ít nhất 3.000.000 đồng. Đới với những con đẹp, đã được tiêm phòng đầy đủ thì giá bán có thể lên tới 10.000.000 đồng.
Để mua được những chú vẹt đuôi dài tốt bạn nên tìm đến các địa chỉ uy tín. Không nên mua tại các địa chỉ không rõ nguồn gốc, không có sự kiểm chứng.
Bài viết chia sẻ Vẹt Đuôi Dài Mặt Trời là vẹt gì? Cách nuôi và chăm sóc trên đây đều là thông tin được tuyển chọn kỹ. Bạn đọc hãy học hỏi để có thể chăm sóc được những chú chim tốt nhất nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo của Chimcanh.net