Cách nuôi vẹt thả bay tự do là một quy trình phức tạp đòi hỏi người nuôi phải am hiểu về vẹt ở mức độ rất cao. Tuy nhiên, nếu nắm vững kỹ thuật và hiểu rõ được tính cách chú vẹt của mình thì những người mới chơi chim cảnh cũng có thể nuôi được loại vẹt này. Bạn hãy áp dụng cách nuôi vẹt thả bay tự do chuẩn nhất cho người mới bắt đầu mà Chimcanh.net chia sẻ dưới đây nhé.
1. Nên tập cho vẹt thả bay những kỹ thuật bay nào?
Nuôi vẹt thả bay tự do, bạn cần đảm bảo cho chú vẹt cảnh của mình được tự do bay nhảy nhưng vẫn phải an toàn và luôn nằm trong vòng kiểm soát của bạn. Bạn có thể tham khảo một số kỹ thuật bay dưới đây:
– Bay qua tay
– Bay từ dưới thấp lên
– Bay từ trên cao xuống
– Bay vượt chướng ngại vật
– Bay từ trên cây xuống
– Bay lại ở vị trí khuất – chơi trốn tìm
– Bay vòng tròn
Xem thêm: Cách nuôi vẹt xích chân khỏe mạnh, thông minh chi tiết từ A-Z
2. Cách nuôi vẹt thả bay tự do chuẩn nhất
Để nuôi vẹt thả bay tự do đúng kỹ thuật thì người chơi cần nắm được những điều dưới đây:
Cho vẹt thả bay thích nghi với môi trường
Vẹt là loài chim cảnh sống thành bầy đàn. Khi nuôi nên nuôi ít nhất một đôi. Vẹt sống một mình dễ bị stress và gặp nhiều vấn đề tâm lý khác.
Sau khi mua vẹt, cho chúng ở nơi rộng rãi, sáng sủa, hơi cao một chút như ban công, sân thượng. Giúp chúng nhanh chóng làm quen với môi trường xung quanh. Để chúng nhớ vị trí hiện tại. Không treo lồng chim ở trong góc nhà, những nơi tối tăm hoặc những vị trí thấp.
Cho vẹt thả bay làm quen với chế độ ăn
Bạn sẽ treo lồng vẹt như vậy khoảng 1 tuần, cho ăn và uống nước đúng giờ. Trong lúc này người nuôi phải thường xuyên tiếp xúc với chúng. Có thể dùng tay chạm vào hoặc cho ăn. Kết hợp trò chuyện để chúng quen với sự có mặt của chủ.
Thức ăn của vẹt có thể dùng kê chùm. Là loại thực phẩm gần gũi với tập tính tự nhiên của chúng lại có giá trị dinh dưỡng cao.
Bắt đầu huấn luyện vẹt thả bay
Sau 1 tuần nuôi làm quen, bắt đầu giảm dần lượng thức ăn. Mục đích là để cho vẹt đói và phụ thuộc vào bạn. Khoảng 2 tiếng sau giờ ăn thông thường, bạn cầm thức ăn đến gần chuồng. Gọi vẹt hoặc dùng clicker, thổi còi rồi cho ăn. Sau đó chỉ thổi còi/bấm clicker, nếu không đến thì tiếp tục nhịn đói.
Việc huấn luyện phải kiên nhẫn. Không được dọa nạt làm chúng sợ hãi. Nếu vẹt đến ăn thì chỉ để lại một chút. Còn lại đặt trong lòng bàn tay. Lặp lại nhiều lần như vậy, vẹt sẽ tự biết nhảy lên tay bạn để ăn.
Quá trình huấn luyện không mất thời gian, thông thường chỉ mất khoảng 1 tuần. Nhưng đôi khi có những con khá nhát thì mất thời gian hơn. Nhất là với các dòng vẹt nhỏ như Lovebird, Yến Phụng…
3. Những lưu ý khi nuôi vẹt thả bay tự do
Trong quá trình huấn luyện vẹt bay người chơi cũng cần phải lưu ý những điều sau:
Đầu tiên hãy huấn luyện vẹt thả bay trong nhà
Hãy bắt đầu bằng việc huấn luyện vẹt bay trong nhà. Trước tiên cần đóng hết cửa, các lối ra vào. Nếu không có điều kiện có thể tập bay trong phòng ngủ. Khi huấn luyện free fly không cần cắt cánh. Bởi mục đích là để chúng bay theo hiệu lệnh chứ không phải hạn chế khả năng bay của chúng.
Thả 1 trong 2 con vẹt ra khỏi lồng, sau đó đóng cửa lồng lại và quan sát tình hình. Con vẹt được thả sẽ tìm cách vào trong để ăn. Nhưng do không được vào, nó sẽ rất bối rối. Lúc này, bạn bỏ thức ăn vào chuồng và mở cửa. Con vẹt được thả sẽ nhanh chóng chui vào lồng.
Mục đích của việc này là khiến vẹt phụ thuộc vào bạn. Làm nó hiểu rằng bạn không phải là mối nguy hiểm với nó. Với những bạn mới chơi nên chọn các dòng rẻ tiền để đỡ tiếc nếu huấn luyện thất bại.
Huấn luyện kỹ thuật bay cho từng con một
Đối với vẹt bay tự do, sau khoảng 20 ngày nuôi dưỡng chúng đã cơ bản quen thuộc với môi trường. Đặc biệt là khi nuôi thành đôi, những con vẹt đã có tình cảm bầy đàn. Lúc này, bắt đầu tiến hành bước huấn luyện vẹt thứ 3.
Sau khi vẹt ăn được 1/3 lượng thức ăn, hãy thả 1 trong 2 con ra. Bước này có thể tiến hành ngoài trời nhưng khá mạo hiểm. Bởi sẽ có 2 khả năng: 1 là con vẹt được thả sẽ bay đi, 2 là sẽ bay quanh quẩn cạnh lồng.
Nếu bay đi cũng không cần quá lo lắng, vì con vẹt đã quen với môi trường. Khả năng nó tìm về được nhà rất cao. Hơn nữa con vẹt còn lại sẽ không ngừng gọi con kia quay về. Việc của bạn lúc này là chờ đợi nó quay về.
Đặt một ít thức ăn bên ngoài lồng chim, sau đó thổi còi để gọi. Một thời gian sau nó sẽ quay về, có thể mở cửa lồng để nó vào bên trong. Hoặc mở cửa nhà để nó bay lượn trong nhà. Đối với con vẹt còn lại cũng tiến hành như vậy.
Cho chú vẹt thả bay tiếp cận ngoài trời
Đưa vẹt tới những không gian như công viên không gian công cộng nơi có những âm thanh hỗn loạn, xe cộ đi lại, trẻ con vui đùa,… Hoặc những nơi có nhiều hoạt động nhộn nhịp có nhiều tình huống xảy ra để vẹt quen với môi trường bên ngoài và dần dần có tính ổn định không giật mình trước mọi tình huống.
Tập cho vẹt bay qua lại giữa bạn và người lạ để tăng cường tính xã hội Vẹt sẽ không sợ người lạ và không bay khi gặp người lạ .
Tăng cường sự liên kết giữa người và vẹt thả bay
Bạn có thể huấn luyện vẹt một số trò để qua quá trình huấn luyện và thưởng sẽ giúp bạn có sự liên kết tình cảm với con vẹt tốt hơn.
Chúng giống tính trẻ con rất thích chơi với đồ màu sắc sặc sỡ. Những chú vẹt nhỏ rất thích được gãi đầu vì ở vị trí đó chúng không tự làm được.Việc bạn chơi đùa với chúng sẽ tạo cảm giác thoải mái cho chúng.
– Kiểm tra điều kiện an toàn trước khi thả bay
Sau khi bạn tập thành thạo và hoàn thành tất cả những điều ở trên là lúc bạn đặt ra câu hỏi vậy đã thả được chưa ? Để có thể thả tự do mà không gặp rủi ro nào thì công việc cuối cùng là bạn hãy kiểm tra hành vi của chúng xem đã đủ độ an toàn khi cởi dây chưa nhé.
Trên đây, Chimcanh.net đã hướng dẫn người chơi cách nuôi vẹt thả bay tự do chuẩn nhất. Với những cách mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên thì mong rằng bạn có thể chăm sóc cho chú vẹt của mình có một sức khỏe tốt và vẻ ngoài hoàn hảo. Chúc các bạn thành công!